YouMed

Cỏ may: Thực hư vị thuốc chữa viêm gan

Bác sĩ PHẠM LÊ PHƯƠNG MAI
Tác giả: Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giải nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Giới thiệu về Cỏ may

  • Tên gọi khác: Cỏ may, Châm thảo, Nhả khoác (Tày), Hất dạ (K’ho)…
  • Tên khoa học: Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.
  • Họ khoa học: Poaceae (Lúa)

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Cỏ may là loại cỏ bò lan sống lâu năm. Phân bố rộng rãi khắp các vùng Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở ở các bờ ruộng miền quê  như Tiền Giang, Long An, Bình Dương, hay có mặt hầu hết từ vùng núi (dưới 500m), trung du, đồng bằng và hải đảo…

Cây ưa sáng và chịu được hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất, thường mọc thành những thảm dày. Bộ rễ phát triển thường được trồng dọc theo đê để chống xói mòn, lở đất.

Ra hoa quả hàng năm. Quả có các mày (vảy ) lớn tồn tại, dễ mắc vào quần áo, lông gia súc để phát tán khắp nơi.

Loại cỏ này có thể thu hái quanh năm bất kể thời gian nào trong năm với cách sơ chế rất đơn giản. Sau khi thu hái, chỉ cần rửa sạch, cắt khúc nhỏ sao vàng hay phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản sử dụng dần. Tuy ít được dùng để làm thuốc, nhưng cỏ may vẫn được xem là dược liệu chữa bệnh.

cỏ may
Cỏ may không chỉ là loại thực vật mọc hoang mà còn có tác dụng trị bệnh.

1.2. Mô tả toàn cây

Cây thảo nhỏ sống lâu năm cao 20-60 cm. Loại cỏ này có phần thân rễ cứng mọc bò, thân cây bò lan trên mặt đất, thân mọc dài đến đâu thì bén rễ đến đó. Cây cỏ may có thân mọc thẳng lên cao khoảng 20cm – 50cm, chứa nhiều đốt, mọc càng cao thì các đốt càng dài ra.

Lá xếp thành hai dãy sít nhau, hình dải hẹp gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép lá uốn lượn. Bẹ lá tròn hẹp không có tai, lưỡi bẹ nhỏ, mềm.

Cụm hoa là một chùy kép, mọc trên một cán mảnh, thẳng đứng dài 10-20 cm, màu nâu hoặc tím nâu. Mỗi đốt mang nhiều nhánh hình sợi, mỗi nhánh mang một bông nhỏ lưỡng tính và hai bông nhỏ đực hoặc trung tính. Bông nhỏ lưỡng tính, không cuống, hình dải dẹt, có lông. Nhị 3, bông nhỏ đực, hẹp hơn nhẵn.

Quả hình dải.

Mùa hoa tháng 4-12.

Bộ phận dùng làm thuốc: Thân rễ và toàn cây.

1.4. Bảo quản

Bảo quản những phần dược liệu đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

>> Xem thêm: Cỏ mật: Loại cây cỏ độc đáo ít người biết

2. Thành phần hóa học và tác dụng cỏ may

2.1. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cỏ may gồm:

Sự hiện diện của nhiều loại hóa chất thực vật khác nhau trong chiết xuất ethanol của C. aciculatus bao gồm đường khử, tannin, flavonoid, saponin, gôm, steroid, ankaloid, glycosid… đã được khảo sát bằng quy trình tiêu chuẩn.

2.2. Tác dụng

Trong Y học hiện đại dùng cỏ may để giảm đau: chiết xuất C. aciculatus có tác dụng giảm đau bằng cách tăng thời gian phản ứng ở chuột thử nghiệm.

Trong Y học cổ truyền, cỏ may có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng:

  • Giải nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu.
  • Hỗ trợ tiêu trừ giun sán, giun chui ống mật, giun đũa.
  • Giảm đau nhức xương
  • Trong nhân dân, cây được dùng để chữa bệnh da vàng, mắt vàng, bệnh về gan như sau: Toàn cây cỏ may cả rễ rửa sạch, thái nhỏ sao vàng, 300g, nước rửa nửa lít, sắc còn 250ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày thay nước uống. Thường sau 4-5 ngày thấy có kết quả rõ rệt.
  • Hồi phục vết thương trên da, vết thương lở loét.
cỏ may
Trong nhân dân, cỏ may dùng để chữa bệnh da vàng, mắt vàng, bệnh về gan…

3. Cách dùng và một số bài thuốc kinh nghiệm

3.1. Cách dùng cỏ may

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Vị thuốc cỏ may thường dùng tươi hoặc sắc thuốc thang. Chú ý kiêng kỵ:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.

3.2. Một số bài thuốc kinh nghiệm

Hỗ trợ chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan: Dùng 300g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với 1/2 lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày. Uống liền trong 4- 5 ngày.

Hỗ trợ trị giun đũa, giun chui ống mật: Dùng 18-20 hạt Cỏ may sao vàng, đun sôi với 1/2 lít nước, cô lại còn 150ml, uống tất cả nước sắc này 1 lần sau bữa ăn.

Chữa sốt, cảm mạo, tiểu tiện khó khăn: Cỏ may 15g, Đạm trúc diệp 15g, Hồ lô trà 9g. Sắc nước uống làm ba lần trong ngày.

cỏ may
Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ may có tác dụng hạ sốt, giảm đau hiệu quả.

Cỏ may không chỉ là loài cỏ mọc hoang dại mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. 

Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học Đỗ Huy Bích , Đặng Quang Chung , Bùi Xuân Chương , Nguyễn Thượng Dong , Đỗ Trung Đàm , Phạm Văn Hiền , Vũ Ngọc Lộ , Phạm Duy Mai , Phạm Kim Mãn , Đoàn Thị Nhu , Nguyễn Tập , Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Zihad et al. Analgesic Activity, Chemical Profiling and Computational Study on Chrysopogon aciculatus. October 2018 Frontiers in Pharmacology 9. Natural Product Research

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người