YouMed

Dây bông xanh: loài dược liệu không chỉ làm cảnh

Bác sĩ PHẠM LÊ PHƯƠNG MAI
Tác giả: Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Dây bông xanh không chỉ là loài cây trang trí làm cảnh phổ biến mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể giảm sưng, tiêu viêm, nhanh lành vết thương… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Youmed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Dây bông xanh là gì?

  • Tên gọi khác: Bông báo, cây bông xanh, cát đằng, madia…
  • Tên khoa học: Thumbergia grandiflora (Rottl et Willd) Roxb.
  • Tên dược liệu: Vỏ rễ, dây và lá – Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae.
  • Họ khoa học: Ô rô (Acanthanceae).

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Theo nhiều tài liệu, Chi Thunbergia có khoảng vài chục loài, nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, cây di thực và xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Đông Dương, Myamar…Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng phổ biến để làm cảnh hay làm thuốc, đặc biệt ở các tỉnh miền núi và trung du phía bắc.

Một số đặc điểm:

  • Phát triển mạnh mẽ ở những vị trí, khu vực thoáng, có nắng.
  • Chỉ cần những mẫu thân kích thước dài 15-30 cm đều có thể trồng được.
  • Thuộc loài ưa sáng và ưa ẩm nên thấy mọc nhiều trên các cây gỗ nhỏ, cây bụi ven rừng, vách đá…
  • Sinh trưởng phát triển gần như quanh năm, mùa đông lá vẫn xanh, ra hoa quả nhiều.
  • Hạt là phương thức tái sinh tự nhiên của cây, có thể trồng bằng dây. Sau khi cây bị chặt, phần thân và gốc vẫn có thể tái sinh đâm chồi khỏe.

Thu hái:

  • Thời gian thích hợp là vào độ cuối hè hoặc cuối thu.
  • Rễ dây bông xanh thu hoạch, tách vỏ và bỏ lõi gỗ vào mùa hè thu. Còn quanh năm có thể thu hái dây và lá dùng tươi hay phơi khô để dự trữ dùng dần.

Bông xanh thuộc loại dây leo dùng làm cảnh trang trí hoặc làm dược liệu.
Bông xanh thuộc loại dây leo dùng làm cảnh trang trí hoặc làm dược liệu.

Mô tả toàn dây bông xanh

Thân dây leo, chiều dài có thể lên đến 10-15m, hình trụ nhỏ lớn hơn đốt ngón tay. Toàn thân và lá của cây đều có lông mịn bao phủ.

Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, xen lẫn một số lá hình tim nhọn ở đầu, có lông mặt dưới. Phiến lá kích thước dài  5-10cm, rộng 5-10 cm, chia nhiều thùy không đều. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới, hình chân vịt, tỏa ra từ gốc. Cuống lá dài kích thước từ 3 – 4cm.

Cụm hoa mọc thành chùm, ở kẽ lá và đầu cành. Kích thước của hoa khá to, màu tím nhạt hoặc xanh. Thường buông thõng, lá bắc hình chỉ, lá bắc con hình trứng. Ở lá bắc có hai hoa to, màu xanh lơ tím. Đài hình chén có mép nguyên, có lông mịn. Tràng có lông trắng và hẹp, xẻ 5 thùy, trong đó có thùy giữa lớn hơn các thùy bên. Nhị 4, bầu nhẵn, đính ở gốc tràng.

Quả có hình nang nhẵn, có mũi nhọn dài.

Mùa hoa tháng 3-9.

Bộ phận làm thuốc- Bảo quản

Bộ phận làm thuốc: Rễ, dây và lá cây. Dược liệu có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc đều phù hợp.

Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tác dụng của dây bông xanh

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, dây bông xanh có thành phần hóa học đa dạng và phong phú như:

  • Chứa nhiều kali, đặc biệt tập trung ở phần lá.
  • Có hàm lượng acid amin cao, tập trung nhiều ở hoa.
  • Ngoài ra, cây còn chứa các hoạt chất khác như acid aspartic, serin, glycin, alanin, valinflavonoid; apigenin- 7 glucuronid, luteolin, anthocyanin, đường saccharosa, glucosa, fructosa…

Tác dụng Y học hiện đại

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của dây bông xanh. Tuy nhiên một số tài liệu đã chỉ ra rằng:

  • Ở thí nghiệm nước sắc lá và thân tiêm vào xoang bụng cho chuột nhắt trắng với liều 1g/chuột: Không nhận thấy bất kì triệu chứng bất thường nào trong 24 tiếng. Như vậy, điều này cho thấy rằng dây bông xanh không chứa độc tố.
  • Giảm tụ máu bầm: Do chứa flanovoid của cây bông có thể cải thiện tình trạng tụ máu bầm dưới da do chấn thương hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu, ợ chua do thành phần dược tính của lá trung hoà được lượng axit có trong dạ dày.

Hoa dây bông xanh rất đẹp nên thường được dùng làm cảnh trang trí nhà cửa.
Hoa dây bông xanh rất đẹp nên thường được dùng làm cảnh trang trí nhà cửa.

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay, tính bình.

Công dụng:

  • Trừ bỏ độc tố, thải độc, chữa rắn cắn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng, giúp nhanh lành xương bị gãy…
  • Ở Ấn Độ, một số nơi làm thức ăn.

Cách sử dụng dây bông xanh

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Dây bông xanh có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô làm dược liệu trị bệnh. Nếu muốn dự trữ lâu nên sao vàng hạ thổ dùng dần.

Liều dùng:

  • 9-20g/ ngày dưới dạng sắc uống.
  • Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.

Kiêng kỵ:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong dược liệu.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ cần cẩn thận khi dùng.

Một số bài thuốc từ dây bông xanh

Chữa rắn cắn

Lá tươi 30-50g, bỏ cuống, đem giã nát, phần bã đắp lên vết thương nơi bị rắn cắn, còn phần nước lấy xoa bóp từ trên xuống dưới gần nơi bị cắn. Sau khi bang bó, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Giảm tụ máu bầm

Đắp lá tươi trực tiếp hoặc chườm nóng lên vết thương đang có tụ máu bầm. Đem khoảng 100g lá tươi thái nhỏ, sao vàng, thêm chút rượu trắng tiếp tục sao đến khi thuốc khô. Sau đó, cho hỗn hợp này vào túi vải, chườm lên da, cẩn thận để không bị bỏng.

Dùng dây bông xanh giã nát, đắp ngoài có khả năng làm tan máu bầm.
Dùng dây bông xanh giã nát, đắp ngoài có khả năng làm tan máu bầm.

Hỗ trợ trị giun

Rễ dây bông xanh và rễ sử quân, rễ cỏ tranh mỗi vị 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước uống làm thuốc tẩy giun.

Dây bông xanh không chỉ là loại cây làm cảnh quen thuộc mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học
  • Đỗ Huy Bích , Đặng Quang Chung , Bùi Xuân Chương , Nguyễn Thượng Dong , Đỗ Trung Đàm , Phạm Văn Hiền , Vũ Ngọc Lộ , Phạm Duy Mai , Phạm Kim Mãn , Đoàn Thị Nhu , Nguyễn Tập , Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
  • G.S Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người