Điều trị đái tháo đường như thế nào là hợp lý?
Nội dung bài viết
Đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm phổ biến toàn cầu. Trên toàn thế giới có khoảng 415 triệu người lớn bị bệnh đái tháo đường. Dự đoán vào năm 2040, số người mắc bệnh đái tháo đường có thể lên tới khoảng 642 triệu người. Vậy điều trị đái tháo đường như thế nào là hợp lý? Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh đái tháo đường
Định nghĩa
Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa gây ra tình trạng lượng đường trong cơ thể cao. Hormone insulin di chuyển đường từ máu vào tế bào. Sau đó hormone insulin được lưu trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Với bệnh đái tháo đường, cơ thể của người bệnh không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin.
Insulin là một loại hormone được các tế bào ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể.
Phân loại
- Đái tháo đường type 1: Đây là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào trong tuyến tụy, nơi tạo ra insulin. Điều này khiến cơ thể không tự sản sinh ra insulin được.
- Đái tháo đường type 2: Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể bệnh nhân đề kháng với insulin.
- Đái tháo đường thai kỳ: Nguyên nhân là do nhau thai tạo ra một loại hormone ngăn chặn insulin. Tình trạng này sẽ hết sau khi quá trình mang thai kết thúc.
Mỗi loại đái tháo đường có các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị riêng.
Các triệu chứng của đái tháo đường
Các triệu chứng của đái tháo đường ban đầu có thể rất nhẹ, khó phát hiện. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:
- Đói nhiều.
- Khát nhiều.
- Tiểu nhiều.
- Giảm cân.
- Vết thương khó lành.
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mệt mỏi.
Ở đái tháo đường thai kỳ, đa phần thai phụ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này được phát hiện khi thăm khám định kỳ.
Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
Đái tháo đường type 1
Người dễ mắc phải đái tháo đường type 1 thường ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trẻ em. Một số nghiên cứu cho thấy đái tháo đường type 1 cũng có thể do một số gen nhất định ở những bệnh nhân có bố mẹ hoặc anh chị em đã mắc bệnh này.
Đái tháo đường type 2
- Thừa cân.
- Tuổi trên 45.
- Cha mẹ hoặc anh chị em đã bị đái tháo đường
- Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
- Đang ở đái tháo đường.
- Bệnh nhân cao huyết áp, lipid máu cao.
Đái tháo đường thai kỳ
- Thai nhi lớn.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Thai phụ trên 25 tuổi.
Biến chứng của đái tháo đường
Lượng đường trong cơ thể cao có thể làm hỏng các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Bệnh tim, nguy cơ đột quỵ.
- Ảnh hưởng thần kinh.
- Bệnh thận.
- Bệnh võng mạc và mất thị lực.
- Ảnh hưởng thính lực.
- Nhiễm trùng bàn chân, có thể xuất hiện vết loét khó lành.
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm.
Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Các biến chứng ảnh hưởng đến em bé có thể bao gồm:
- Sinh non.
- Cân nặng lúc sinh lớn hơn bình thường.
- Vàng da.
- Thai chết lưu.
- Ở mẹ có thể bị tiền sản giật, cao huyết áp, đái tháo đường type 2 sau sinh.
Đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Chẩn đoán đái tháo đường
Bất kỳ ai có các triệu chứng của đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh đều nên được kiểm tra. Phụ nữ có thai trong giai đoạn ba tháng giữa trở đi cần được kiểm tra thường xuyên. Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán đái tháo nhạt hiện nay là:
- Xét nghiệm đường huyết đói.
- Xét nghiệm đường huyết bất kỳ.
- Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn.
- HbA1C.
Điều trị đái tháo đường
Đái tháo đường type 1
Insulin là thuốc điều trị chính trong điều trị đái tháo đường type 1. Nó thay thế lượng hormone mà cơ thể không thế sản xuất. Có 4 loại insulin được phân biệt dựa trên thời gian tác động và thời điểm bắt đầu hoạt động, bao gồm:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn: Bắt đầu phát huy tác động trong vòng 15 phút và tác dụng kéo dài từ 3-4 giờ.
- Insulin tác dụng trung bình: Bắt đầu hoạt động trong vòng 1 đến 2 giờ và kéo dài từ 12 đến 18 giờ.
- Insulin tác động chậm, kéo dài: Insulin tác động kéo dài bắt đầu hoạt động vài giờ sau tiêm. Thời gian hoạt động kéo dài khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn.
- Insulin tác động ngắn: Insulin này bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 30 phút và kéo dài khoảng 6 giờ.
Đái tháo đường type 2
Thay đổi chế độ ăn và tập thể dục có thể giúp một số bệnh nhân kiểm soát đái tháo đường type 2. Trường hợp thay đổi lối sống không đủ để giảm lượng đường trong máu, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc. Một số nhóm thuốc điều trị đái tháo đường ngoài insulin:
- Nhóm sulfonylurea: Làm chậm quá trình phân hủy đường và thực phẩm giàu tinh bột.
- Nhóm Biguanid: Giảm lượng glucose mà gan tạo ra.
- Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase: Cải thiện lượng đường trong máu của bạn mà không làm cho nó xuống quá thấp.
- Nhóm Thiazolidinedione: Giúp insulin trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
- Meglitinides: Kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.
- Nhóm thuốc ức chế DPP 4: Cải thiện lượng đường trong máu mà không làm cho nó xuống quá thấp.
- Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Thay đổi cơ chế sản xuất insulin trong cơ thể.
- Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2: Kích thích giải phóng nhiều glucose vào nước tiểu.
Một số trường hợp bệnh nhân cần phải sử dụng phối hợp hai nhóm thuốc để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn.
Đái tháo đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai mắc phải đái tháo đường thai kỳ cần được theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày trong suốt thai kỳ. Thông thường những bệnh nhân này sẽ được bác sĩ đưa ra những thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Ngoài ra, khoảng 10-20% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ cần sử dụng insulin.
Chế độ ăn uống trong điều trị đái tháo đường
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường. Một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân có thể đủ để kiểm soát bệnh. Lượng cacbonhydrat là điểm mấu chốt trong việc ăn uống của bệnh nhân. Để lượng đường trong máu ổn định, người bệnh cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ưu tiên các thực phẩm như:
- Trái cây.
- Rau.
- Các loại ngũ cốc nguyên cám.
- Protein tốt như thịt gia cầm và cá.
- Chất béo lành mạnh như dầu ô liu, hạt.
Trên đây là những thông tin cần thiết để điều trị đái tháo đường. Biến chứng của đái tháo đường rất nguy hiểm, vì vậy bệnh nhân cần được can thiệp y tế kịp thời, kiểm soát đường huyết hợp lý để tránh hậu quả về sau.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Everything You Need to Know About Diabeteshttps://www.healthline.com/health/diabetes
Ngày tham khảo: 12/08/2021