7 cách điều trị mụn nhọt tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên
Nội dung bài viết
Nhọt là những nốt mụn đỏ, chứa đầy mủ hình thành dưới da. Chúng thường gây đau đớn và phát triển lớn hơn cho đến khi được chữa trị. Một số biện pháp khắc phục mụn nhọt có thể giúp bạn điều trị tại nhà mà không cần chăm sóc y tế. Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp này qua bài viết sau của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo nhé!
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là những nốt sưng trên da, thường có màu đỏ. Mụn nhọt là kết quả của việc nang lông bị nhiễm trùng. Bên trong nó có chứa đầy mủ.1
Mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng da liễu phổ biến. Những nốt mụn có thể mọc khắp cơ thể tuy nhiên thường xuất hiện hơn ở những vùng dễ bị cọ xát. Một số vị trí mụn nhọt thường mọc là mặt, đùi, nách, bẹn và mông.1
Những cách trị mụn nhọt bằng nguyên liệu thiên nhiên
Chườm nóng1
Chườm nóng là cách trị mụn nhọt tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng. Chườm nóng giúp làm tăng lưu thông máu. Tăng số lượng tế bào bạch cầu và kháng thể đến khu vực mụn để chống lại nhiễm trùng.
Đắp một gạc ấm lên khu vực mụn trong 20 phút. Làm điều này ba hoặc bốn lần một ngày, mỗi ngày, cho đến khi hết nhọt.
Dầu cây trà2 3
Dầu cây trà là một loại tinh dầu có nguồn gốc chủ yếu từ một loại cây có nguồn gốc từ Úc có tên là Melaleuca alternifolia. Dầu cây trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh. Những tác dụng này có thể giúp tinh dầu tràm trà điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nhọt.
Lưu ý là dầu cây tràm trà nguyên chất không nên thoa trực tiếp lên da vì nó có thể gây bỏng rát. Cách thích hợp để dùng tinh dầu tràm trà là hãy trộn năm giọt dầu cây trà với một thìa cà phê dầu dừa hoặc dầu ô liu.
Cho dầu cây trà đã pha loãng vào một miếng gạc bông và thoa lên mụn nhọt hai hoặc ba lần mỗi ngày. Bạn có thể áp dùng cách này hàng ngày cho đến khi hết mụn nhọt.
Tỏi3
Tỏi cũng là một cách trị mụn nhọt tại nhà hiệu quả. Tỏi có đặc tính kháng nấm, kháng vi-rút và sát trùng từ hoạt chất có tên là allicin. Nhiều nghiên cứu chứng minh Allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó nó cũng giúp giảm sưng viêm và cải thiện lưu thông máu. Tỏi cũng có thiosulfinates, có thể hoạt động như một chất chống vi khuẩn.
Tỏi tươi có thể được ép và lấy nước cốt bôi lên vết mụn trong 10 đến 30 phút một hoặc hai lần mỗi ngày.
Bột nghệ2 3
Bột nghệ có tính kháng khuẩn và chống viêm. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nghệ có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành mụn nhọt.
Bạn có thể chọn uống bột nghệ, sử dụng tại chỗ để điều trị mụn nhọt, hoặc kết hợp cả hai cách trên.
Để sử dụng bột nghệ để trị mụn nhọt tại nhà hãy đun sôi một thìa cà phê bột nghệ trong nước hoặc sữa. Sau đó để nguội. Uống hỗn hợp ba lần mỗi ngày.
Để sử dụng tại chỗ, trộn nghệ với nước, gừng hoặc cả hai để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp lên nhọt ít nhất hai lần một ngày.
Muối Epsom2 3
Muối Epsom không chỉ là một phương thuốc thư giãn. Nó cũng có thể giúp điều trị nhọt tại nhà. Muối có thể giúp làm khô mủ. Tuy nhiên tác dụng này cần nghiên cứu để chứng minh một cách khoa học.
Phương pháp dân gian để trị mụn nhọt từ muối Epsom là hòa tan muối Epsom vào nước ấm. Ngâm một miếng gạc vào đó. Đắp miếng gạc lên khu vực này 20 phút trong mỗi lần. Thực hiện ít nhất ba lần mỗi ngày cho đến khi hết nhọt.
Dầu thầu dầu2 3
Dầu thầu dầu có chứa một hoạt chất gọi là axit ricinoleic. Đây là một chất chống viêm tự nhiên nhưng rất mạnh. Kết hợp với đặc tính kháng khuẩn mạnh làm cho dầu thầu dầu trở thành một phương pháp điều trị tự nhiên tuyệt vời để chữa mụn nhọt.
Bôi một lượng nhỏ dầu thầu dầu trực tiếp lên vết nhọt ít nhất ba lần một ngày cho đến khi hết nhọt.
Dầu neem2 3
Dầu neem có tính sát trùng, kháng khuẩn, kháng khuẩn và đặc tính có thể giúp điều trị nhiễm trùng da , trong đó có mụn nhọt.
Để điều trị mụn nhọt bằng dầu neem, hãy thoa dầu trực tiếp lên mụn nhọt ba đến bốn lần một ngày. Đảm bảo bạn rửa tay trước và sau khi thoa.
Lời khuyên cho bạn để mụn nhọt nhanh lành
Sau đây là một số lời khuyên cho bạn để giúp cho tình trạng mụn nhọt mau lành:1
Giữ vùng mụn nhọt sạch sẽ
Như với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, bạn muốn giữ cho khu vực này sạch sẽ. Dùng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm để rửa nhọt hai lần mỗi ngày, sau đó nhẹ nhàng lau khô vùng da đó. Bạn nên để khăn tắm và khăn mặt tiếp xúc với nước sôi riêng biệt với các loại khăn khác.
Sử dụng gạc để băng vết mụn
Để giúp mụn nhọt nhanh lành hơn, bạn nên cố gắng băng kín vết nhọt. Sau khi bạn rửa sạch mụn nhọt và vùng xung quanh, hãy đắp một miếng gạc sạch để giữ vùng mụn kín.
Vệ sinh sạch sẽ
Một trong những chìa khóa để điều trị nhọt là giữ vệ sinh tốt. Sau khi chạm vào nhọt hoặc khu vực xung quanh, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay kỹ lưỡng để tránh lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể – hoặc truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, bạn nên tắm mỗi ngày để giữ cho làn da của bạn sạch sẽ và ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.
Giặt khăn trải giường của bạn
Điều quan trọng để điều trị mụn nhọt tại nhà là vệ sinh sạch sẽ. Để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng thêm, hãy giặt bộ đồ giường, quần áo và khăn tắm của bạn ít nhất một lần một tuần ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn. Không dùng chung khăn tắm của bạn với bất kỳ ai khác khi bạn đang bị mụn nhọt.
Khi nào đến gặp bác sĩ của bạn
Đôi khi các biện pháp khắc phục tại nhà sẽ không cắt được mụn nhọt cứng đầu. Hẹn gặp bác sĩ của bạn nếu:
- Mụn nhọt vẫn chưa khỏi hoặc giảm bớt sau một tuần điều trị tại nhà.
- Mụn nhọt to bằng quả bóng bàn.
- Da xung quanh nhọt có màu đỏ thẫm.
- Mụn nhọt đau nhức.
- Vùng da xung quanh nhọt xuất hiện những cục u khác.
- Bạn bị nhọt tái phát trong vài tháng dù đã điều trị bằng nhiều cách.
- Bạn bị tiểu đường.
Điều quan trọng nhất trong điều trị mụn nhọt tại nhà là không tự ý nặn mụn và giữ cho vùng da bị mụn luôn sạch sẽ. Nếu nốt mụn nhọt của bạn không cải thiện được bằng các biện pháp tại nhà. Hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp can thiệp sớm và phù hợp.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
. Boils: Remedies and Treatmentshttps://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/boils-remedies-treatments
Ngày tham khảo: 29/12/2022
-
Home Remedies for Boilshttps://www.healthline.com/health/home-remedies-for-boils#_noHeaderPrefixedContent
Ngày tham khảo: 29/12/2022
-
Bye-Bye, Boils! 10 Ways to Heal a Boil at Homehttps://greatist.com/health/home-remedies-for-boils#home-remedies
Ngày tham khảo: 29/12/2022