Hoàng liên: sen vàng giải độc và thanh hỏa
Nội dung bài viết
Hoàng liên có một lịch sử lâu dài được sử dụng như một loại thuốc thảo dược quan trọng ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vị liên được ghi nhận lần đầu trong “Thần nông bản thảo kinh” với tư cách là lương dược trị hỏa. Vì tác dụng chữa bệnh đáng tin cậy của nó chống lại các bệnh khác nhau. Ngày nay, việc sử dụng Hoàng liên truyền thống chiếm ưu thế nhất. Dần dần đã được nghiên cứu dược lý hiện đại công nhận.
1. Đặc điểm chung
Hoàng liên còn gọi là vị liên, xuyên liên, sen móng gà thuộc họ mao lương.
Vị đắng, tính hàn (lạnh). Người Trung Quốc có câu “người câm ăn hoàng liên, có đắng cũng không nói được”. Câu này diễn tả nghĩa đen là vị thuốc này rất đắng. Bộ phận dùng là lá hoặc thân rễ phơi khô.
2. Phân bố sinh trưởng
Các nhà khoa học đã phân loại được 3 chi Hoàng liên. Bao gồm: Coptis chinensis chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Thiểm Tây. Coptis deltoidea chủ yếu ở Tứ Xuyên và Coptis teeta phân bố Vân Nam, Tây Tạng hoặc Miến Điện. Nhưng loại sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là coptis chinensis, phân chi được nghiên cứu và tổng hợp nhiều nhất.
Rễ hoàng liên chứa nhiều berberine, methyl berberine, palmatine, jatrorrhizine. Thêm các thành phần axit bao gồm axit ferulic và axit chlorogen. Rễ sợi có chứa berberine lên đến 5%, lá Coptis chinensis chứa berberine từ 1,4% đến 2,9%.
Công dụng của hoàng liên để thanh nhiệt tả hỏa. Hiện nay, Hoàng liên có 128 thành phần hóa học đã được phân lập và xác định. Các ancaloit là thành phần đặc trưng, cùng với axit hữu cơ, coumarin, phenylpropanoids và quinone.
Các hoạt chất này được chứng minh có lợi cho nhiều bệnh bao gồm kháng khuẩn, chống virus, kháng nấm, trị đái tháo đường, gan nhiễm mỡ và tác dụng bảo vệ tim mạch. Bên cạnh đó, Berberine là thành phần hoạt động quan trọng nhất và là thành phần độc hại chính của Hoàng liên. Nói chung vị thuốc này thuộc dạng hạ nhiệt cực đại. Là tướng dược trong việc giảm lửa trong người.
Hoàng liên đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm khác nhau trong hơn một nghìn năm.
Thảo dược này có chức năng thanh nhiệt mạnh hơn là tả hỏa, làm khô ẩm và giải độc theo lý thuyết y học cổ truyền. Đến nay, hơn 32000 thang thuốc y học cổ truyền có chứa hoàng liên được bào chế nhiều dạng khác nhau.
3. Tác dụng của Hoàng liên
3.1. Kháng khuẩn
Hoàng liên có thể ức chế nhiều loại vi khuẩn kể cả gram âm lẫn gram dương bằng hoạt chất berberine. Ngoài ra, các alcaloid trong vị thuốc này còn được chứng minh ức chế được vi khuẩn đường ruột nổi tiếng – Helicobacter pylori. Ngoài ra, khi bào chế với gừng, các dụng ức chế lên vi khuẩn trở nên mạnh mẽ hơn nữa.
3.2. Kháng virus
Hoàng liên có tác dụng ức chế virus hô hấp hợp bào, cúm, Herpes simplex, coronavirus. Chiết xuất từ thảo dược cũng được chứng minh có hiệu quả trong sốt xuất huyết và sốt vàng da.
3.3. Bảo vệ tim mạch
Vị này có thể tạo ra tác dụng có lợi đáng kể đối với các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Bao gồm chống xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu, chống đái tháo đường, chống nhiễm trùng. Các bệnh tim mạch ở đây bào gồm bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp.
Xơ vữa động mạch có thể được ngăn chặn bằng berberine, coptisine và magnoflorine bằng con đường ức chế quá trình oxy hóa. Các alcaloid trong hoàng liên góm phần ngăn ngừa tăng cân, giảm nồng độ cholesterol toàn phần. Giảm triglyceride, LDL-cholesterol, làm tăng HDL-cholesterol. Một số hoạt chất hàm lượng thấp điều hòa vận chuyển cholesterol và tổng hợp axit mật. Một loạt 5 alcaloid trong vị thuốc này có thể ức chế sự biệt hóa tế bào mỡ và tích lũy triglyceride trong các tế bào. Nôm na là hoạt chất làm tế bào quên đi “chức năng chứa mỡ” của bản thân mình.
Berberine có thể ức chế sự phì đại tế bào cơ tim do glucose và insulin gây ra. Coptisine cũng có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cục bộ bằng cách ức chế quá trình chết tự động cơ tim. Khiến vị thuốc này trở thành dược vật hỗ trợ trong bệnh thiếu máu cơ tim.
>> Xem thêm:
Thiếu máu cơ tim: Những gì bạn nên biết
Ăn trứng: Có thực sự làm tăng nguy cơ tim mạch?
3.4. Giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính phổ biến được đặc trưng bởi các rối loạn chuyển hóa glucose. Rối loạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tuổi thọ của con người. Berberine trong hoàng liên cải thiện chuyển hóa glucose trong máu. Cải thiện tình trạng đề kháng insulin và các tế bào tuyến tụy kích thích bài tiết insulin cũng là tác dụng.
3.5. Và hơn thế nữa
Ngoài ra, berberine hoàng liên có thể cải thiện bệnh lý β-amyloid, gliosis. Cải thiện suy giảm nhận thức đối với bệnh Alzheimer thông qua việc ức chế đáng kể acetylcholinesterase. Tác dụng chống trầm cảm cũng tương tự. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá chuyên sâu hơn nữa tác dụng này.
Tuy nhiên, trên thực tế, Hoàng liên hiếm khi được sử dụng một vị trong các phòng khám. Thay vào đó, nó thường được kê đơn với các loại thuốc khác có thể làm giảm tác dụng phụ của nó. Bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn cũng được ghi nhận. Đó cũng chính là phương dược trong một phương thuốc y học cổ truyền.
Hoàng liên có nhiều tác dụng mong muốn. Tuy nhiên, sử dụng hoàng liên cần thận trọng. Không được tùy tiên sử dụng như một loại nước giải khát thanh hỏa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội..
2. Bae Jinbum et al. (2013), “Berberine protects 6-hydroxydopamine-induced human dopaminergic neuronal cell death through the induction of heme oxygenase-1”, Molecules and cells. 35 (2), pp. 151-157..
3. Boberek Jaroslaw M. et al. (2010), “Genetic evidence for inhibition of bacterial division protein FtsZ by berberine”, PLoS One. 5 (10), pp. e13745-e13745..
4. Cho J. Y. et al., “Lignans from the rhizomes of Coptis japonica differentially act as anti-inflammatory principles”, (0032-0943 (Print))..
5. Wang J. et al., “Coptidis Rhizoma: a comprehensive review of its traditional uses, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology”, (1744-5116 (Electronic)).