YouMed

Hòe hoa: Vệ sĩ bảo vệ thành mạch

Bác sĩ TẠ CÔNG THÚY MAI
Tác giả: Bác sĩ Tạ Công Thúy Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Hòe hoa (Flos Styphnolobii japonici)  là một vị thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Ngày nay, Hòe hoa cũng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dược điều trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.

1. Đặc điểm của Hòe hoa

Hòe hoa (Styphnolobii japonici) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây Hòe (Sophora japonica L.) thuộc họ Cánh bướm Fabaceae. 

Hoa hòe
Hoa hòe

Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 mm đến 6 mm, rộng 1- 2 mm, màu vàng xám. Mùi thơm, vị hơi đắng.

Thu hái Hòe hoa lúc còn nụ vào buổi sáng khi trời khô ráo. Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay để bảo quản. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng được dùng làm thuốc như hoa đã nở, quả và lá đã được phơi hay sấy khô. Lá có thể dùng tươi.

Hòe hoa

2. Thành phần hóa học

Thành phần chính của hòe hoa gồm các Flavonoid và Triterpenoid tự do. Trong đó, quan trọng nhất là Flavonoid. Flavonoid chính trong nụ hoa là Rutin (Rutosid). Hàm lượng có thể đến 28% hay cao hơn.

3. Tác dụng dược lí

3.1. Theo Y học cổ truyền

Nụ hoa có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình.

Tác dụng: Thanh nhiệt.

Chủ trị các chứng: Đi cầu, đi tiểu ra máu, trĩ, đầu óc căng thẳng, suy nhược, mắt đau sợ chói, khó ngủ.

3.2. Theo Y học hiện đại

Tạo nên công dụng của hòe hoa phải kể đến Rutin. Chất này có nhiều nhất ở nụ hoa, kế đến là vỏ quả (4 – 11%), lá chét (5 – 6%), hạt (0.5 – 3%), cành non (0.5 – 2%).

Tác dụng của Rutin trong hòe hoa:

  • Làm bền và làm giảm tính thấm của mao mạch
  • Tăng sự bền vững của hồng cầu.
  • Giảm trương lực cơ trơnchống co thắt.
  • Đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch
  • Điều trị suy yếu tĩnh mạch,
  • Điều trị xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung, phân có máu
  • Làm thuốc điều trị bệnh trĩ, chống dị ứng, thấp khớp.
  • Mau lành sẹo.

Rutin rất ít độc, tuy nhiên không được dùng trong trường hợp nghẽn mạch và máu dễ đông.

4. Bài thuốc kinh nghiệm từ Hòe hoa

4.1. Chữa các loại xuất huyết, bệnh trĩ ra máu, đi ngoài ra máu

Hòe hoa sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml, uống.

4.2. Trị cao huyết áp

Hòe hoa, Hy thiêm thảo đều 20 – 40g, sắc nước uống hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

4.3. Chữa bệnh trĩ 

Hòe hoa 12g, Trắc bá than 12g, Kinh giới 8g, Chỉ xác 12g, tán bột mịn uống với nước sôi nguội hoặc làm thang uống.

4.4. Trị mụn nhọt

Dùng hòe hoa khô 30 – 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm rửa tại chỗ, ngày 2 – 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau.

4.5. Chữa sốt xuất huyết

Khi sốt đã giảm, chỉ còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, hay trẻ em thường chảy máu mũi, chảy máu chân răng, trằn trọc khó ngủ. Dùng Hoè hoa sao và hạt Muồng trâu sao, tán bột, ngày dùng 10 – 20g.

4.6. Trị chứng mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt

Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nấu uống như nước trà, có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.

>> Bạn có thể quan tâm: Hoàng liên: sen vàng giải độc và thanh hỏaBạch thược: công dụng Dược liệu quý trong vườn hoa.

5. Liều dùng và chú ý

Uống cho vào thuốc thang 10 – 15g, tán bột mịn uống có thể giảm liều.

Thận trọng đối với phụ nữ có thai vì có thể gây sẩy thai.

Hòe hoa là vị thuốc trồng rộng rãi ở trong nước, được sử dụng rộng rãi trong YHCT cũng như là nguyên liệu quý trong ngành hóa dược . Tuy nhiên, cũng như nhiều vị thuốc khác, trước khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về thảo dược. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của bạn ở bài viết khác. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Đỗ Tất Lợi (2004). Chương XVIII. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tái bản lần 12, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Bộ y tế (2018), Dược điển Việt Nam 5 tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người