Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em
Nội dung bài viết
Bệnh dại là gì, có nguy hiểm không? Việc tiêm vắc-xin phòng dại có phải là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn? Nếu tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất thì lịch tiêm phòng dại cho trẻ em cụ thể như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Khi nào thì tiêm phòng dại cho trẻ em?
Điều cần biết về tiêm phòng dại
Bệnh dại là căn bệnh không phổ biến. Con người chỉ mắc bệnh dại khi bị động vật mắc bệnh dại cắn. Cũng chính vì điều này có rất nhiều bố mẹ băn khoăn liệu có nên thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em hay không.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc tiêm phòng dại cho trẻ em là điều cần phải nghĩ đến ngay sau khi bị con vật cắn. Hoặc trong trường hợp trẻ có tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi bị dại.
Cách xử trí sau khi bị động vật cắn
- Đầu tiên, ngay sau khi bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi động vật, cần phải rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch liên tục. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để diệt vi-rút dại. Ngoài ra, có thể dùng xà phòng hay cồn iodine trong vòng 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.
- Tiếp đó, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất ngay để được điều trị bằng huyết thanh kháng dại và tiêm phòng dại.
- Chú ý, thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại là từ 24 – 48 giờ sau khi bị cắn. Nên thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em phòng sớm vì để càng lâu hiệu quả điều trị càng kém. Hơn nữa, nạn nhân càng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh cao hơn.
Những điều cần lưu ý sau khi trẻ bị cắn
- Động vật mắc bệnh dại thường sẽ sống không quá 1 tuần. Trường hợp sau 10 ngày mà con vật vẫn sống khỏe mạnh thì người bị cắn sẽ không bị mắc bệnh. Trong trường hợp con vật bị ốm chết, bị giết hoặc chạy mất, cần lập tức tiêm phòng dại cho trẻ em để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
- Đặc biệt lưu ý, nếu trẻ bị tấn công ở mức độ nhiều tổn thương, bị dập nát. Hoặc bị cắn ở vị trí đầu mạch, vùng mặt, cổ, vùng sinh dục, cũng cần phải thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em ngay. Do vi-rút dại phát tán rất nhanh ở những bộ phận này. Thậm chí, trong nhiều trường hợp dù đã tiêm phòng dại, nhưng thuốc chưa kịp phát huy tác dụng, trẻ đã tử vong.
Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em
Khi trẻ bị động vật nghi bị bệnh dại cắn cần đưa trẻ đến tiêm phòng dại ở các Cơ sở Y tế có vắc-xin phòng dại. Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em dựa theo phác đồ điều trị cụ thể như sau
Phác đồ tiêm bắp
- Trường hợp dự phòng trước phơi nhiễm
+ Thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em theo phác đồ tiêm bắp 3 liều cơ bản
+ Tiêm mỗi liều hàm lượng 0,5ml
+ Thời điểm: tiêm vào các ngày 0, 7 và 28.
+ Sau đó, tiến hành tiêm nhắc lại sau 1 năm và cứ 5 năm tiêm 1 lần. - Những người chưa tiêm dự phòng
+ Tiêm 5 mũi phòng dại với mỗi liều tiêm là 0,5ml
+ Thời điểm: tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
+ Lưu ý, trường hợp người bệnh được xác định phơi nhiễm độ III thì cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp. - Trong trường hợp người bệnh đã tiêm phòng dại trong 5 năm gần đây thì thực hiện 2 liều tiêm vào các ngày 0 và 3.
- Đối với những trường hợp đã tiêm dự phòng nhưng không đều hay quá 5 năm
+ Thực hiện tiêm 5 mũi
+ Thời điểm: tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28
+ Ngoài ra, có thể kết hợp tiêm thêm Immunoglobulin.
Phác đồ tiêm da
Thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em cho trẻ em với phác đồ tiêm trong da với 1 liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên. Lưu ý trong những trường hợp sau
- Đối với những trường hợp chưa được tiêm dự phòng dại thì cần tuân thủ phác đồ 2 – 2 – 2 – 0 – 1 – 1
+ Thực hiện 2 mũi tiêm phòng dại trong da vào 2 vị trí khác nhau và vào các ngày 0,3,7.
+ Sau đó, tiêm 1 mũi tiêm phòng dại trong da tại một vị trí vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90. - Trường hợp đã tiêm phòng dại thì
+ Thực hiện tiêm khẩn cấp với liều 0,1ml
+ Thời điểm tiêm: vào các ngày 0 và 3.
Những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ bị bệnh dại
- Lưu ý khi trẻ mắc phải bệnh dại sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại như
+ Cảm giác đau hoặc ngứa ở vết cắn (hầu như >80% các trường hợp)
+ Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi
+ Tình trạng đau đầu kéo dài từ 2 – 4 ngày. - Không những vậy, khi mắc bệnh, trẻ thường sợ nước, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí. Bên cạnh đó, trẻ trở nên dễ tức giận, bứt rứt và trầm cảm hoặc trở nên tăng động
- Sau một thời gian bệnh phát triển, trẻ chỉ cần thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ họng.
- Thời gian ủ bệnh ở trẻ thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Nhưng có thể kéo dài đến 5 – 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
Cách chăm sóc sau tiêm phòng dại cho trẻ em
- Chú ý, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Tập trung giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và tình trạng lo lắng bồn chồn.
- Với người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh tiếp xúc với vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương của bệnh nhân.
- Nên giữ trẻ trong phòng yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ. Đồng thời tránh các tác nhân kích thích như tiếng ồn lớn, không khí lạnh. Do chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
- Sau khi tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ, bố mẹ cần đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ để trẻ có thể sinh hoạt và học tập
+ Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc
+ Đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Nếu như sau thực hiện lịch tiêm phòng dại cho trẻ em, cần theo dõi các biểu hiện phản ứng phụ như ngứa, sưng và đau tại nơi tiêm, toàn thân thấy mệt mỏi, chóng mặt, sốt, đau nhức, đau khớp, dị ứng… Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Kết luận: Bệnh dại là bệnh có nguy cơ tử vong cao và hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại là tiêm phòng vắc-xin ngừa dại. Lịch tiêm phòng dại cho trẻ em phụ thuộc vào phác đồ điều trị. Khi bị động vật cắn cần đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt để hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Bệnh dạihttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/rabies
Ngày tham khảo: 13/07/2021
-
Thông tin về vắc-xin dạihttps://rabiesalliance.org/about/about-rabies/signs-and-symptoms-rabies?gclid=Cj0KCQjw_8mHBhClARIsABfFgpj70fbPnPLIyQ-qZd9OfvnCCUOqRhF8ZH3raXu5q7nfxrKN6hCzipYaAq-dEALw_wcB
Ngày tham khảo: 13/07/2021
-
lịch tiêm phòng dại cho trẻhttps://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/rabies-vaccine-treatment
Ngày tham khảo: 13/07/2021
-
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị dạihttps://www.cdc.gov/rabies/symptoms/index.html
Ngày tham khảo: 13/07/2021
-
Cách chăm sóc cho trẻ sau tiêmhttps://www.cdc.gov/rabies/medical_care/index.html
Ngày tham khảo: 13/07/2021