YouMed

Lưu ý về các tác dụng phụ của thuốc dạ dày

Dược sĩ NGUYỄN HOÀNG NHƯ THẢO
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Như Thảo
Chuyên khoa: Dược

Ngày nay, các bệnh lý về dạ dày ngày càng gia tăng và trẻ hóa với tốc độ đáng lo ngại, đặc biệt là khi có vi khuẩn Helicobacter pylori. Theo đó, giải pháp mà bác sĩ lựa chọn là kê phác đồ điều trị và giảm đau dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nắm rõ được các tác dụng phụ của thuốc dạ dày trước khi dùng thuốc.

Thuốc dạ dày: thông tin tổng quan bạn cần nắm rõ

Công dụng

Thường được sử dụng để điều trị:

  • Chứng đau bụng.
  • Ợ chua.
  • Buồn nôn.
  • Điều trị hoặc ngăn ngừa tiêu chảy.

Đối với một số trường hợp thì thuốc được bác sĩ chỉ định để kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị chứng viêm loét dạ dày gây ra bởi HP (vi khuẩn Helicobacter pylori).

Lưu ý việc tự ý sử dụng có thể mang lại các tác dụng phụ không mong muốn bởi vì mỗi loại thuốc dạ dày đều có thể có chứa những thành phần khác nhau phục vụ cho mục đích khác nhau, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Cơ chế hoạt động

Theo cơ chế làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn có thể gây tiêu chảy.

Tuy nhiên lưu ý nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sốt và có máu hay chất nhầy trong phân thì tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ và nhận chỉ định từ bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc dạ dày: lưu ý quan trọng

Bên cạnh những lợi ích điều trị rõ ràng, bismuth subsalicylate (hoạt chất có trong thuốc dạ dày) có thể gây ra một số tác dụng.

Những tác dụng phụ vô hại

Tác dụng phụ của thuốc dạ dày không quá phổ biến trên thực tế. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là:

  • Làm phân có màu sẫm.
  • Đen lưỡi.

Tuy nhiên, đa phần những phản ứng này là vô hại và chúng sẽ biến mất sau khi bệnh nhân ngừng uống thuốc.

Mất nước nghiêm trọng và suy nhược

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của triệu chứng mất nước như: Giảm đi tiểu bất thường, khô miệng, khát nước, nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt, choáng váng. Bởi vì, một số trường hợp sau khi dùng thuốc cảm thấy mệt vì các phản ứng phụ như nôn mửa, tiêu chảy liên tục (nghiêm trọng) khiến bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, gây suy nhược.

Chảy máu trong nghiêm trọng

Khi sử dụng thuốc dạ dày sẽ hiếm khi gây chảy máu trong nghiêm trọng.

Nhưng, nếu bạn có các dấu hiệu:

  • Nôn mửa giống bã cà phê.
  • Màu phân đen, có máu hoặc chất nhầy.
  • Đau dạ dày.
  • Uống thuốc dạ dày bị đau bụng dai dẳng,…

Hãy ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ!

Sau đây là một số tác dụng phụ khác của thuốc dạ dày

Một số tác dụng phụ của thuốc dạ dày
Một số tác dụng phụ của thuốc dạ dày
  • Cảm thấy căng thẳng, lo âu
  • Đối với tai: Ù, có thể mất thính giác
  • Đối với mắt: gây vấn đề về thị lực
  • Lú lẫn
  • Táo bón (nghiêm trọng)
  • Tiêu chảy (nghiêm trọng hoặc kéo dài)
  • Nói lắp (cà lăm) hoặc nói khó
  • Cảm thấy choáng váng va chóng mặt
  • Buồn ngủ (nghiêm trọng)
  • Đối với nhịp thở: nhanh hoặc sâu
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn
  • Đau đầu (nghiêm trọng hoặc liên tục)
  • Khát nước thường xuyên
  • Sa sút tinh thần
  • Co thắt cơ (đặc biệt ở mặt, cổ và lưng)
  • Cơ yếu và run rẩy
  • Buồn nôn hoặc nôn (nghiêm trọng hoặc kéo dài)
  • Đau dạ dày (nghiêm trọng hoặc kéo dài)

Trước khi sử dụng thuốc dạ dày: những chú ý quan trọng

Dị ứng

Nếu bạn dị ứng với thuốc chứa Bismuth subsalicylate hoặc với Aspirin, Salicycat (như Salsalate), hoặc với NSAID (như thuốc Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib) hay bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác, hãy báo cho bác sĩ trước khi sử dụng.

Báo cáo tình trạng sức khỏe hiện tại

Chú ý thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có các vấn đề về chảy máu (như bệnh máu khó đông), phân có máu, có màu đen, hắc ín trước khi sử dụng thuốc.

Hạn chế Aspartame (chất phụ gia tạo ngọt)

Đối với bệnh nhân mắc phenylceton niệu hoặc bất kỳ tình trạng nào được yêu cầu phải hạn chế tiêu thụ Aspartame hoặc Phenylalanin hãy thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì thuốc dạ dày cũng có thể chứa Aspartame (chất phụ gia tạo ngọt).

Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng thuốc này nếu đang bị thủy đậu, cúm,…

Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng thuốc này nếu đang bị thủy đậu, cúm hoặc bất kỳ bệnh nào chưa được chẩn đoán vì trong thuốc có thể chứa một hợp chất tương tự như Aspirin (Salicylate).

Có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, đối với những trường hợp dùng Aspirin hoặc các loại thuốc tương tự Aspirin.

Nên tránh với những bệnh nhân bị viêm ruột

Nên tránh dùng các loại thuốc này vì có thể gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa đối với những bệnh nhân bị viêm ruột (IBD).

Một số loại thuốc có thể gây các vấn đề về dạ dày bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc kháng axit, thuốc kháng cholinergic và thuốc đối kháng thụ thể H2.

Đối với phụ nữ mang thai

Chỉ nên sử dụng thuốc dạ dày khi thật cần thiết ( vì có chứa Salicylate ) trong 6 tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt, do có thể gây hại cho thai nhi và ảnh hưởng tới việc chuyển dạ/ sinh thường nên không khuyến nghị dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Hãy trao đổi về điều này với bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc đau dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Những đối tượng đặc biệt, bị dị ứng với thuốc không nên sử dụng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Stomach Relief Side Effectshttps://www.drugs.com/sfx/stomach-relief-side-effects.html

    Ngày tham khảo: 22/03/2021

  2. Stomach Relief Tablet, Chewablehttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-9513/stomach-relief-oral/details

    Ngày tham khảo: 22/03/2021

  3. Effects of Medications on the Stomachhttps://www.verywellhealth.com/effects-of-medications-on-the-stomach-1942950

    Ngày tham khảo: 22/03/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người