Mang thai tuần 25: Sự tò mò của trẻ
Nội dung bài viết
Đã sắp kết thúc tam cá nguyệt thứ 2 rồi. Thai phụ cần phải để ý hơn về em bé của mình nhé. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho chặng đường còn lại. Nó sẽ trải qua rất nhanh, nhanh hơn bạn tưởng đấy. Hãy bình tĩnh trước mọi lời khuyên dồn dập của những người xung quanh. Cũng như đừng để ý quá vời những nguyên tắc cao siêu về thai kỳ và sinh nở. Nó đơn giản hơn bạn nghĩ đấy. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Em bé của bạn
Bây giờ đã là tuần thứ 24 và 1 ngày rồi nhé. Từ tuần này trở đi, chỉ còn 111 ngày nữa thôi là đến thời gian dự sanh của bác sĩ rồi.
Về mặt cấu trúc
Lớp mỡ nâu dưới da trẻ đang bắt lắng đọng ở cổ, ngực và lưng. Đây là thành phần em bé sẽ sử dụng sau sinh để tạo nhiệt và năng lượng đấy.
Những lớp mỡ lắng đọng (kể cả mỡ nâu) sẽ làm da bé trở nên trơn láng và ít nhăn hơn. Cũng như mỡ sẽ làm đổi màu da em bé một chút.
Tất nhiên, nhiệt độ của thai nhi hiện tại là rất hoàn hảo do tử cung và bánh nhau của mẹ điều hoà rồi. Không khác gì một máy điều hoà nhiệt độ sinh học bạn nhỉ.
Đôi bàn tay của bé giờ đã phát triển một cách hoàn chỉnh. Xuất hiện những cái móng tay bé xíu cũng như có thể nắm bàn tay lại thành nắm đấm rồi.
Trí tuệ
Sự tò mò của bé thường cũng đồng thời kèm với việc nắm tay lại này. Dùng bàn tay để sờ chạm các bộ phận cơ thể của mình.
Có vẻ như đam mê khám phá là bản năng của con người. Ngoài cơ thể thì bé có thể sờ nắn, tìm hiểu bên trong tử cung, kể cả dây rốn nữa.
Dây thần kinh từ cột sống đến bàn tay của bé còn cần phát triển dài hơn nữa. Do đó, rất hiếm khi bé có thể sờ được bàn chân của mình.
Đầu của bé lúc này vẫn còn to không cân xứng so với phần còn lại của thân.
Tai của bé đã có thể nghe được. Tuy nhiên, những âm thanh lớn, xuất hiện đột ngột sẽ làm bé phản xạ lại. Lúc này là bé sẽ cử động trong tử cung. Từ dân gian hay gọi là giật mình.
2. Về công việc của bạn
Dù có muốn hay không thì chắc chắn việc bạn mang thai lúc này đã không thể dấu được. Hãy hỏi công đoàn hay phòng phụ trách nhân sự về chế độ thai sản của công ty. Theo luật, bạn có thể nghỉ thai sản trước dự sanh là 2 tháng.
3. Về bản thân của bạn
Những vết rằn trên da bụng có thể xuất hiện. Y học gọi đó là rạn da.
Hiện tượng này xuất hiện do tử cung to nhanh, vượt qua tốc độ giãn nở của da bụng, do đó da sẽ bị giãn. Hiện tượng này lành tính.
Lúc đầu, các vết rạn có thể đau, rát, màu hồng hoặc đỏ. Theo thời gian thì các cảm giác này mất đi và nhạt màu thành trắng.
Ngoài bụng ra thì rạn da có thể xuất hiện ở 2 vú, đùi. Các vết rạn này đôi khi có tính di truyền, và thường gặp ở người lớn tuổi hơn. Da ở người lớn tuổi có tính đàn hồi kém.
Thoa kem làm ẩm không làm biến mất các vết rạn này. Tuy nhiên có thể làm chúng trở nên trơn láng hơn. Việc kiểm soát cân nặng phù hợp bằng chế độ ăn và tập luyện do bác sĩ đề nghị có thể làm giảm hiện tượng này.
4. Giao tiếp với con
Do đôi tai của trẻ đã tương đối hoàn thiện.
Và nước ối bao quanh chính là vật chất dẫn truyền âm thanh rất tốt. Do đó, bé có thể nghe được cả âm thanh ruột đang réo rắt và tiếng tim đập từng nhịp từng nhịp của bạn.
Nói chuyện với bé lúc này có thể tạo ra sự liên kết. Bé có thể nhận ra giọng của mẹ trong tiềm thức. Mỗi gắn kết giữa 2 mẹ con sau này sẽ thân thiết hơn. Còn gì hơn giọng nói quen thuộc của mẹ mình các bạn nhỉ.
5. Bài tập thể thao trong tháng thứ 7 thai kỳ
Kéo giãn nửa người dưới của bạn bằng những động tác đơn giản.
Quỳ 2 gối – chống 2 tay xuống đất (lòng bàn tay chạm đất). Tạo một góc gập gối 90 độ. Đùi và bụng 1 góc 90 độ. Tay và thân mình 1 góc 90 độ.
Kéo giãn và nâng 1 chân lên cao (co cơ vùng mông).
Lặp lại 5 – 10 lần mỗi chân.
6. Đôi bàn chân của bạn
Việc cân nặng tăng nhanh, kèm theo cả việc chân sưng phù sinh lý do thai kỳ gây ra. Kèm theo một số nội tiết tố khác, có thể làm bạn cảm thấy khó chịu nhiều ở bàn chân và vùng hông.
Để giảm thiểu triệu chứng này, bạn có thể:
- Mang giày thể thao. Những đôi giày thể thao thật sự sẽ giúp bạn có một tư thế đứng chính xác. Phân bố lực đều và đúng lên bàn chân. Giảm đau cho thai phụ.
- Tránh mang những đôi giày cao gót. Những đôi giày này sẽ tạo áp lực cho vùng mũi chân của bạn. Chúng vốn không phải là vùng chịu lực phù hợp. Chân sưng phù, cơ bắp lỏng lẻo có thể khiến bạn té khi phải mang chúng.
- Đảm bảo đôi giày, dép của bạn mang vừa chân. Việc này thực sự cần thiết, một đôi giày mới với kích cỡ to hơn sẽ thích hợp cho những thai phụ bị phù chân.
- Tập luyện thể dục như đã mô tả nhiều hơn. Tránh phải đứng nhiều. Và nếu đó là điều bắt buộc trong công việc, bạn có thể nghỉ ngơi nhiều lần trong khi làm.
7. Một số bất tiện có thể gặp ở thai phụ
Xì hơi!!!
Theo sinh lý thai kỳ thì thông thường, bạn có thể xì hơi nhiều hơn trước đây đấy!!!
Các hormone của mẹ (progresteron) sẽ làm giãn các cơ đường tiêu hoá. Việc này làm giảm tốc độ co bóp của ruột. Thức ăn bị ứ đọng và làm mồi cho các vi khuẩn. Tạo ra nhiều hơi thối hơn. Cũng như dễ làm bạn trở nên ngại ngùng trước đám đông.
Để giảm tối đa việc này:
Tìm hiểu những thực phẩm dễ dàng sinh hơi
Chúng thường bao gồm: Bắp cải, đậu cũng như các thực phẩn chứa nhiều xơ, sợi. Ăn một lượng lớn các thực phẩm này cùng lúc có thể làm bạn bị mọi người xa lánh đấy!!!
Chỉnh chế độ ăn
Ăn lượng nhỏ thực phẩm với nhiều bữa hơn thông thường. Bình thường một ngày bạn ăn 3 bữa, thì hiện tại có thể chia nhỏ ra thành 5 – 6 bữa.
Tránh nuốt không khí vào bụng
Nói một cách khác, ăn chậm, nhai kỹ, cũng như tránh các loại nước có gas và kẹo cao su. Ngoài ra, ăn chậm nhai kỹ còn giúp thức ăn dễ dàng được ruột hấp thu hơn.
Tránh các thực phẩm gây đầy hơi
Bao gồm chất béo, đồ chiên dầu. Kể cả ở người bình thường thì các thực phẩm giàu béo cũng khó khăn để tiêu hoá, hấp thu.
Đừng uống thuốc
Bất kỳ thuốc nào muốn sử dụng trong thai kỳ cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo sức khoẻ tối ưu cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra
- Đừng ăn vào ban đêm.
- Giảm tối đa các loại thực phẩm cay nồng.
- Nằm ngủ với tư thế đầu cao hơn.
Những điều này cũng sẽ giúp ích cho hệ tiêu hoá của bạn.
8. Kết luận
Thai kỳ ở tuần 25, sắp bước sang tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ.
Sự hình thành trọn vẹn của đôi bàn tay, lớp mỡ dưới da. Cũng như thiên tính khám phá của bé đã trỗi dậy.
Tất cả những chuyện này đều là câu chuyện vui của mẹ.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn về công việc và chế độ thai sản của mình.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các vết rạn da mau biến mất.
Những rối loạn sinh lý như xì hơi thường xuyên hơn, phù chân phù mặt có thể làm bạn rất phiền lòng. Nhưng chúng thường là biểu hiện sinh lý, có vài biện pháp đã liệt kê có thể cải thiện chúng.
Tuy nhiên, đôi lúc chúng có thể là biểu hiện của bệnh lý. Do đó, đừng ngại ngần đến khám bác sĩ sản phụ khoa khi thấy cơ thể bất thường để nhận được tư vấn, chẩn đoán và điều trị nhé.
>> Bây giờ bạn đang ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ (tam cá nguyệt cuối cùng) và em bé của bạn có thể khá năng động. Em bé vẫn còn đủ nhỏ để di chuyển, vì vậy bạn hãy sẵn sàng để cảm nhận bàn tay và bàn chân của bé đá vào bụng mình. Dĩ nhiên, bạn cũng phải sẵn sàng cho một số thay đổi về cơ thể của mình. Cùng YouMed tìm hiểu thêm những kiến thức sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin của mẹ và bé nhé:
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.