YouMed

Mang thai tuần thứ 30: Những thay đổi của mẹ và bé

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Bây giờ bạn đang ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ (tam cá nguyệt cuối cùng) và em bé của bạn có thể khá năng động. Em bé vẫn còn đủ nhỏ để di chuyển, vì vậy bạn hãy sẵn sàng để cảm nhận bàn tay và bàn chân của bé đá vào bụng mình. Dĩ nhiên, bạn cũng phải sẵn sàng cho một số thay đổi về cơ thể của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin của mẹ và bé vào tuần thứ 30.

Những thay đổi trong cơ thể của người mẹ

Chỉ cần nhìn xuống bụng của mình, bạn cũng sẽ nhận ra rằng mình đang trên đường chào đón “thiên thần nhỏ”. Đến thời điểm này, có lẽ bạn đã sẵn sàng hơn để gặp em bé và trở lại thân hình trước khi mang thai. Nhưng hãy nhớ rằng, những tuần cuối cùng này là thời điểm quan trọng cho sự tăng tưởng, phát triển và sức khỏe sau sinh của bé.

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Việc tìm kiếm một tư thế thoải mái để ngủ cũng trở nên khó khăn hơn với bạn. Trong khoảng thời gian này, thức dậy đi vệ sinh cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn. Bạn hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn bình thường và dậy muộn hơn một chút vào buổi sáng. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn.

Bạn cũng sẽ nhận ra rằng bạn đang trên đường chào đón “thiên thần nhỏ” của mình
Bạn cũng sẽ nhận ra rằng bạn đang trên đường chào đón “thiên thần nhỏ” của mình

Sự phát triển của bé vào tuần thứ 30

Kích thước và cân nặng

Như bạn có thể cảm nhận thấy, em bé đang bắt đầu tăng cân nhanh. Vào tuần thứ 30, chiều dài em bé vào khoảng 38 cm và nặng khoảng 1,4 kg. Kích thước này tương đương khoảng một trái bắp cải.

Kích thước của em bé vào tuần thứ 30 bằng cỡ một bắp cải trắng
Kích thước của em bé vào tuần thứ 30 bằng cỡ một bắp cải trắng

Não bộ

Không những phát triển về kích thước và cân nặng mà trong tuần này não bộ cũng phát triển nhanh chóng.

Thị giác

Mắt bé bây giờ bắt đầu có thể phân biệt được môi trường xung quanh. Tầm nhìn của bé sẽ tiếp tục phát triển khi ở trong và ngoài bụng mẹ. Sau khi sinh, em bé có thể tập trung nhìn vào khuôn mặt của bạn khi bạn ở khoảng cách 20 – 25 cm. Em bé sẽ không thể theo dõi các vật chuyển động bằng mắt cho đến chi bé được 3 tháng tuổi.

Phổi

Trong tuần này, phổi của bé cũng đang dần phát triển hơn để chuẩn bị cho những hơi thở đầu tiên.

Số lần đạp của trẻ

Khi trẻ lớn hơn, chuyển động của trẻ sẽ có sự thay đổi. Bạn có đang tiếp tục đếm số lần đạp của trẻ không?

Cách đếm

Hôm nay bạn đã đếm số lần con đạp chưa? Khi đã vượt qua tuần 28, bạn nên theo dõi con đạp mỗi ngày để đảm bảo rằng bên trong mọi thứ đều ổn. Hãy tập thói quen đếm con đạp 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Tốt nhất là đếm khi bạn nằm xuống, vì trẻ có khả năng tỉnh táo hơn khi mẹ được nghỉ ngơi.

Hãy đếm bất kỳ chuyển động nào, thậm chí là lắc hay cuộn tròn đến khi bạn đếm được 10 cái. Nếu như bạn không đếm được 10 cái trong vòng 1 giờ thì có thể bé yêu đang nghỉ ngơi. Vì vậy, hãy ăn nhẹ và thử lại lần 2. Lượng đường tăng nhanh trong máu có thể khiến cho bé “vận động” trở lại.

Nếu như có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có thể bé con của bạn lúc ấy hơi :lười” và mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, an toàn vẫn là trên hết.

Những khó khăn gặp phải trong tuần thứ 30

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Cảm thấy dễ mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ.
  • Đau lưng.
  • Thay đổi kích thước bàn chân.
  • Xuất hiện những vết rạn da.
  • Đau đầu.
  • Khó tiêu và ợ nóng.
  • Đầy hơi.
  • Dễ bị chuột rút.
  • Chóng mặt.
  • Da nhờn.
  • Những cơn gò Braxton Hicks.
  • Những triệu chứng từ các tuần trước, gây ra bởi sự thay đổi hormone trong thai kỳ chẳng hạn như tâm trạng dễ thay đổi, ốm nghén, thèm ăn kỳ lạ, đau…

Cảm xúc dễ thay đổi

Trong tam cá nguyệt thứ 3, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến cho cảm xúc của bạn đôi lúc thất thường. Đồng thời, vào những tháng cuối của thai kỳ, bạn thường suy nghĩ, lo lắng nhiều khiến cho tâm trí luôn trong trạng thái căng thẳng.

Nếu như những lo lắng, buồn phiền trong quá trình mang thai khiến cho cuộc sống cũng như công việc của bạn ảnh hưởng, hãy đến khám bác sĩ để đảm bảo rằng mình không bị trầm cảm khi mang thai hay các bệnh tâm lý, tâm thần khác. Ví dụ như bạn cảm thấy lo lắng, bứt rứt không yên, dễ cáu gắt, buồn phiền, mất ngủ, kém tập trung, ăn uống không ngon miệng.

Thay đổi kích thước bàn chân

Trong quá trình mang thai, một số phụ nữ có thể bị tăng kích cỡ bàn chân. Một nghiên cứu cho thấy rằng mang thai có thể ảnh hưởng cả đến kích cỡ cũng như cấu trúc của bàn chân. Mặc dù phù chân do giữ muối nước trong quá trình mang thai có thể giảm sau sinh, tuy nhiên có một số trường hợp vòm bàn chân bị thay đổi vĩnh viễn.

Khi đang mang bầu, bạn nên chọn cho mình một đôi giày hoặc dép êm ái, phù hợp với kích cỡ bàn chân. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Trong quá trình mang thai, chân của bạn có thị bị sưng phù và to ra
Trong quá trình mang thai, chân của bạn có thị bị sưng phù và to ra

Đau lưng

Đau lưng là một khó chịu khá thường gặp trong thai kỳ. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối của thai kỳ do tình trạng cân nặng ngày càng tăng. Với khoảng 10 tuần còn lại trong thai kỳ, bạn sẽ rất vui khi biết có một số điều có thể giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn như:

Kiểm tra cân nặng

Trước tiên, hãy kiểm tra sức khỏe thai kỳ để đảm bảo rằng bạn tăng cân phù hợp. Tăng cân quá nhiều không chỉ làm tăng thêm rủi ro cho thai kỳ mà còn có thể làm nặng thêm triệu chứng đau lưng của bạn. Mặc khác, tăng cân quá ít cũng không tốt cho cả mẹ và bé.

Thay đổi tư thế

Tiếp theo, hãy tập trung vào tư thế của bạn. Nếu gặp khó khăn khi đứng hoặc ngồi thẳng với cái bụng nặng nề trên người, có thể bạn sẽ cần một đai vai hỗ trợ mang thai. Nếu bạn là một nhân viên văn phòng hay phải thường làm việc bàn giấy, hãy đảm bảo bàn, ghế và màn hình máy tính của mình được sắp xếp phù hơp. 

Massage

Bạn có thể nhờ bạn đời massage cho mình. Đây vừa là một cách tuyệt vời để giúp bạn giảm bớt đau lưng vừa là cách kết nối tình cảm của hai người.

Thăm khám bác sĩ khi cần

Sau khi đã thử hết tất cả các phương pháp trên mà đau lưng vẫn khiến bạn khó chịu thì hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn.

Đau lưng trong quá trình mang thai là một triệu chứng khá phổ biến
Đau lưng trong quá trình mang thai là một triệu chứng khá phổ biến

Những cơn gò Braxton Hicks

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ một vài lần trong ngày. Đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò này không đều và không gây đau.

Mang thai luôn là điều kì diệu của người phụ nữ. Bạn vẫn hằng mong ngóng thiên thần bé bỏng của mình chào đời. Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về những thay đổi của cơ thể cũng như sự phát triển của trẻ trong tuần 30. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn.

>> Vào tuần 31, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi nào? Tìm hiểu thêm qua bài viết: Mang thai tuần 31: Những điều các mẹ bầu nên biết.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Fetal development: The 3rd trimesterhttps://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997

    Ngày tham khảo: 21/05/2020

  2. 30 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/30-weeks-pregnant#call-the-doctor

    Ngày tham khảo: 21/05/2020

  3. 30 Weeks Pregnanthttps://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/30-weeks-pregnant

    Ngày tham khảo: 21/05/2020

  4. Week-by-week guide to pregnancyhttps://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-30/

    Ngày tham khảo: 21/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người