YouMed

Nhận biết các vấn đề về giấc ngủ thường gặp trong thai kì và cách khắc phục (Phần 2)

bác sĩ lê hoàng ngọc trâm
Tác giả: Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Chuyên khoa: Tâm thần

Ở phần 1 của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu một số nguyên nhân gây gây khó chịu cho các bạn trong thai kì, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về một số vấn đề khác và một số cách mà bạn có thể tự thực hiện để giảm thiểu tình trạng này nhé.

>> Nội dung phần 1: Mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Chuột rút

Tình trạng này thường diễn ra vào nửa sau của thai kì, nguyên nhân chính xác hiện tại vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên có lẽ một phần nguyên nhân là do vào ban đêm khi nằm, thai to chén ép tĩnh mạch chủ nên dẫn đến sự hồi lưu máu kém, góp phần làm nặng hơn. Mặc dù chuột rút vẫn xảy ra vào ban ngày, nhưng thực tế cho thấy thì ban đêm gặp nhiều hơn. Nhiều người khi đang ngủ phải thức dậy vì sự khó chịu vì những cơn đau chân do chuột rút.

Một giả thuyết cho rằng chuột rút là do mức canxi và magiê thấp, do đó, việc tăng lượng khoáng chất trong chế độ ăn uống có thể giúp ích (sữa chua và đậu nành là nguồn canxi tốt, đậu cung cấp nguồn magiê dồi dào). Trong ngày, uống nhiều nước, duỗi chân và đeo tất hỗ trợ. Khi bị chuột rút, hãy thử duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng uốn cong bàn chân và mắt cá chân về phía mũi. Nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài thì hãy tới gặp bác sĩ ngay nhé. Mặc dù rất hiếm, nhưng chuột rút có thể là dấu hiệu của cục máu đông.

giấc ngũ trong thai kì 1

2. Nghẹt mũi

Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao làm tăng thể tích máu ở mọi nơi, bao gồm cả mạng lưới tĩnh mạch trong mũi. Điều này khiến chúng sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy hơn và dẫn đến nghẹt mũi liên tục cũng như chảy nước mũi sau khi mang thai thậm chí có thể khiến các mẹ ho vào ban đêm.

Trong tình huống này, các mẹ có thể sử dụng thuốc xịt mũi và nước muối rửa mũi là an toàn và có thể làm giảm nghẹt mũi vào ban đêm. Nếu  không thuyên giảm hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra nhé.

3. Ngáy và ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng tắc đường dẫn khí gây ra những cơn ngưng thở hoặc thở ngắn vô thức, mỗi cơn kéo dài khoảng 10 giây. Ở mức độ nhẹ, ngưng thở sẽ xuất hiện 10-15 cơn mỗi giờ, mức độ trung bình sẽ có 15-30 cơn mỗi giờ và mức độ nặng sẽ có hơn 30 cơn mỗi giờ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi các triệu chứng là ngáy, thở ngắn, ngưng thở vô thức khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ thường phải chịu những cơn thở nông và sau đó thức giấc với cảm giác hổn hển cả đêm, nhưng họ lại hiếm khi nhớ được những cơn như thế, mặc dù đến sáng hôm sau cảm thấy rất mệt mỏi. Ngưng thở khi ngủ làm giảm lượng oxy trong máu, tăng nguy cơ cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì, đái tháo đường, trầm cảm và suy tim. Phụ nữ mang thai bị ngưng thở sẽ dễ bị đái tháo đường thai kì và tiền sản giật hơn – một biến chứng rất nguy hiểm cho thai nhi. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này một phần do sự tăng cân quá mức trong thai kì, thậm chí là béo phì. Tình trạng ngáy có thể do tình trạng nghẹt mũi (đã nêu trên) gây nên.

Nếu các mẹ hay ngáy khi ngủ, thở hổn hển hoặc thở gấp khi tỉnh giấc, hãy báo với bác sĩ để được đánh giá tình hình nhé. Cách điều trị cho chứng ngưng thở khi ngủ thường là thay đổi lối sống. Bác sĩ sẽ khuyên không nên ngủ với tư thế nằm ngửa và nên giảm cân về trị số được khuyến nghị.

4. Hội chứng chân không yên

Thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba. Mặc dù hiện tại các chuyên gia không chắc chắn chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này, nhưng ước tính 15% phụ nữ mang thai bị tình trạng kỳ lạ này trong tam cá nguyệt thứ ba. Triệu chứng là cảm thấy khó chịu ở chân, xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, với một sự thôi thúc muốn nhúc nhích hay di chuyển đôi chân và vì vậy mà mất ngủ.

Một số giả thuyết chỉ ra rằng tình trạng này có liên quan đến thiếu sắt (thiếu máu), hãy tới gặp bác sĩ để kiểm tra công thức máu khi xuất hiện các triệu chứng này. Một xét nghiệm cũng có thể chỉ ra sự thiếu hụt magiê hoặc vitamin D, và cả hai chất cũng có thể kích hoạt tình trạng chân không yên. Tập thể dục như yoga, thiền và các kỹ thuật thư giãn khác có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Tránh sử dụng caffeine. Khi chân quá khó chịu có thể sử dụng thêm túi chườm nóng nữa nhé.

Một số điều mẹ cần chú ý để có một giấc ngủ ngon hơn trong thai kì:

  • Tránh chất caffeine dưới mọi hình thức, kể cả sô cô la sau buổi trưa.
  • Cắt giảm đường vào ban đêm, đường có thể làm các mẹ tăng cân và có thể góp phần gây rối loạn dung nạp đường trong thai kì.
  • Duy tri uống nước vào bạn ngày, nhưng giảm dần vào ban đêm. Uống nếu bạn khát, nhưng không nên uống một ly nước hoặc tách trà khổng lồ ngay trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục hàng ngày, nhưng không nên tập vào buổi tối trước giờ ngủ.
  • Tắm nước ấm ngay trước khi đi ngủ. Nó sẽ làm dịu và thư giãn hơn.
  • Mở cửa sổ nếu bạn cảm thấy nóng và ngột ngạt và bên ngoài không lạnh, giữ cho căn phòng mát mẻ thoải mái.
  • Quan hệ tình dục nếu bạn có tâm trạng vì việc này cũng giúp bạn ngủ ngon, hoặc nhờ bạn đời massage.
  • Hãy thử một số bài tập thư giãn, hít thở sâu, thiền, yoga hoặc thậm chí tụng kinh.
  • Đừng xem đồng hồ, việc này dễ làm các mẹ căng thẳng hơn. Thay vào đó, hãy thử làm một cái gì đó khác để thư giãn (đọc, nghe nhạc, thiền) cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

giấc ngủ trong thai kì 2

Thai kì mà một khoảng thời gian đầy háo hức và mong đợi đối với các mẹ, tuy nhiên nó cũng mang lại cho các mẹ không ít phiền toái và mệt mỏi. Với bài viết trên, mong rằng có thể giúp ích được cho các mẹ có được một giấc ngủ ngon hơn, để có thể đảm bảo được sức khỏe trong thai kì và chào đón các thiên thần bé nhỏ nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

National sleep foundation: https://www.sleepfoundation.org/articles/pregnancy-and-sleep

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người