YouMed

Nhọt ống tai ngoài: Điều trị tại nhà hay đi khám?

Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN KIỀU VIỆT NHI
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Kiều Việt Nhi
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Nhọt ống tai ngoài là một lý thường gặp, gây ra bởi vi trùng tụ cầu xâm nhập vào tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài. Những chấn thương nhẹ (ngoáy tai), éc-ze-ma hoặc chảy mủ tai là nguyên nhân khởi phát của bệnh. Nhọt ống tai cũng hay gặp ở những người có cơ địa suy yếu hoặc ở người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có triệu chứng đau nhức tai dữ dội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. 

Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh

Người bệnh thường đến khám với lý do đau rất nhiều ở tai. Đau lan tỏa  ra các vùng lân cận như thái dương, gáy… Há miệng đau, nhai cũng đau. Đau làm người bệnh mất ăn, mất ngủ.

Nhọt ở ống tai đau nhiều hơn nhọt ở các vùng khác vì nơi đây da dính chặt vào sụn, càng đi sâu vào trong da càng dính nhiều và triệu chứng đau càng tăng. Nhọt ở cửa tai không đau nhiều như nhọt sâu trong ống tai.

Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh

Trong trường hợp nhọt nhỏ và non, chúng ta thấy một nốt gờ bằng hạt ổi màu đỏ hồng, chạm vào đau điếng. Khi nhọt đã lớn, ranh giới trở nên lu mờ vì da chung quanh bị phù nề, lòng ống tai bị thu hẹp, màng nhĩ khó xem được. Ở đầu nhọt thường có điểm trắng chứng tỏ rằng nhọt sắp vỡ. Nếu trong tai có nhiều nhọt thì lòng ống tai sẽ bị bít tắc. 

Khi bác sĩ nắn vùng chung quanh tai, người bệnh có những điểm đau đặc biệt. Nhọt ở thành trên hoặc thành sau thì sẽ bị đau nhiều nhất khi kéo vành tai lên. Nếu nhọt ở thành trước, sẽ kêu đau rất nhiều khi ấn vào bình tai (nắp tai). Với nhọt ở thành dưới ống tai, người bệnh có thể đau choáng khi ấn mạnh vào vùng dưới ống tai hoặc nâng dái tai lên. 

Tai là một bộ phận khá nhạy cảm, vì ở đây chứa khá nhiều sợi thần kinh. Và cũng bởi lí do này mà triệu chứng ngứa tai cũng rất thường gặp. Ngoài ra, ngứa tai có thể là một báo hiệu cho một bệnh lý tiềm tàng nào đó. Có hiểu biết về các nguyên nhân gây ngứa tai, bạn có thể tìm ra cách xoa dịu những khó chịu này. Và bài viết “Ngứa tai: Những vấn đề bệnh lý mà bạn có thể gặp phảisẽ cho bạn những thông tin cần thiết.

Nhọt ống tai ngoài có thể tự mất không?

Một số ít nhọt có thể tan được nếu chúng ta điều trị tích cực. Nhưng phần lớn nhọt ống tai sẽ mưng mủ và vỡ trong vòng 4 đến 5 ngày. Mủ, máu và ngòi sẽ thoát ra cửa tai, đồng thời bạn sẽ hết đau. Nhọt có thể lành và khỏi hẳn. Nhưng nó cũng có thể tái phát lại nhiều lần, cái này vừa vỡ thì cái khác mọc lên bên cạnh.

Nhọt ống tai có thể gây ra một số biến chứng tuy không nguy hiểm nhưng cũng khá phiền phức

  • Viêm bạch mạch sau tai: Da vùng sau tai bị sưng, nóng, đỏ, đau.
  •  Viêm hạch chung quanh tai: Riêng trong trường hợp thể địa suy kém, viêm hạch có thể  đưa đến nhiễm trùng tạo mủ trong hạch. 
  • Nhọt ống tai có thể tồn tại song song với viêm tai giữa mãn tính: Chúng ta nghĩ đến viêm tai giữa khi thấy mủ đặc hoặc khi nhìn thấy thủng màng nhĩ. Trong trường hợp chưa rõ ràng, nên điều trị nhọt ống tai và đợi 5 – 7 ngày sau đi khám lại màng nhĩ.
  • Viêm xương chũm cấp: Trong viêm xương chũm cấp, điểm đau chính ở sau và trên tai, trong nhọt ống tai điểm này ở sau và dưới tai.

Có rất nhiều trường hợp, nhọt có thể tự mất sau vài ngày. Tuy nhiên với các nhọt to, đau nhức nhiều, bạn cần đến khám bác sĩ. 

Trong giai đoạn sưng nề, buộc phải dùng thuốc kháng sinh, uống giảm đau, giảm viêm. Bạn có thể chườm nước nóng hoặc chấm cồn i-ốt. Cách này đôi khi cho kết quả tốt làm tan nhọt.

Khi nhọt chín muồi, bác sĩ có thể chích mủ. Tiếp tục sử dụng kháng sinh kèm thuốc tai dùng tại chỗ. 

Có nhiều trường hợp nhọt tự vỡ ở nhà, chảy nhiều dịch mủ ra ống tai. Việc đến khám bác sĩ luôn cần thiết để hút mủ, rửa tai, và quan trọng nhất là xác định mủ này do nhọt ống tai vỡ hay do viêm tai giữa có thủng nhĩ. 

nhọt ống tai ngoài
Rất nhiều trường hợp nhọt có thể tự mất sau vài ngày. Tuy nhiên với các nhọt to, đau nhức nhiều cần đến khám bác sĩ

Nhọt ống tai ngoài tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là nhọt tai đơn thuần hay bệnh lý viêm tai giữa phối hợp rất quan trọng. Sử dụng kháng sinh phù hợp là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên đi khám sớm để được chăm sóc, hút rửa tai bởi các bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp nhọt vỡ gây chảy mủ tai ra ngoài.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Võ Tấn. Tai Mũi Họng thực hành, tập 2. "Bệnh tai ngoài".

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người