Cây Nhót: Vị thuốc có tác dụng trị ho hiệu quả
Nhót còn có tên khác là cây Lót, Hồ đối tử, Bất xá. Nhót được biết đến nhiều như là một thực phẩm chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, Nhót còn có tác dụng trị ho, hen, viêm phế quản, đau dạ dày, tiêu lỏng,…
Nội dung bài viết
Cây nhót là gì?
Mô tả
- Cây Nhót có tên khoa học là Elaeagnus latifolia L., Nhót thuộc họ Elaeagnaceae.
- Đây là loại cây bụi trườn cao 3-4 m, tỏa rộng 5-6m. Thân có nhiều gai nhọn dài 3-5 cm, có nhiều lông che chở hình khiên màu trắng bạc hoặc vàng sét.
- Lá đơn mọc so le, phiến lá nguyên hình bầu dục, các gân lá ở lá non mặt trên màu xanh đậm có những đốm trắng bạc hoặc vàng sét, ở các lá già nhẵn bóng.
- Cụm hoa gié ngắn mọc ở nách lá. Hoa mẫu 4, vô cánh, lưỡng tính, màu vàng chanh. Đài hoa dính nhau thành ống hơi loe ở trên, bộ nhị 4. Cuống hoa dài 1-1,2mm, màu vàng chanh.
- Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao, vị chua khi xanh và vị ngọt khi chín.

Bộ phận dùng
Thu hái
Tác dụng từ cây nhót
Thành phần hoá học
- Cây nhót chứa các thành phần như nước 92%, protid 1,25%, acid hữu cơ 2%, carbohydrat 2,1 %. Ngoài ra còn có cellulose 2,3%, Ca 27 mg%, P 30 mg%, Fe 0,2 mg%.
- Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol.

Tác dụng dược lý
- Chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn Gram(-), Gram(+); đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.
- Ức chế quá trình viêm cấp tính mãn tính trên động vật. Tăng cường sức co bóp của tử cung
- Cây chứa các thành phần phenolic và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ ADN.
- Rất nhiều chất dinh dưỡng được chứa trong quả nhót, đặc biệt còn để để nấu canh chua, vị thơm;
Tác dụng từ cây nhót theo y học cổ truyền
- Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại trường.
- Nhót có tác dụng giảm ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả.
- Lá có vị chát có tác dụng giảm ho, bình suyễn, giảm sốt.
- Nhân của hạt nhót có tác dụng diệt khuẩn và giun sán.
- Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Liều dùng hằng ngày: quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô), lá tươi 20 – 30g, lá và rễ (khô) 12 – 16g.
- Nếu dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, thì không kể liều lượng.

Cách bào chế
- Rễ và lá thu hái, rửa sạch, cắt ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô.
- Rễ có thể dùng dưới dạng bột. Bột rễ có màu vàng nâu nhạt, chất xốp, không mùi, không vị.
- Quả thu hái khi chín thường dùng để ăn. Khi làm thuốc thường thu hái quả khi còn xanh. Quả xanh thái ngang dày 3-4mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Bài thuốc kinh nghiệm từ cây nhót
Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn hoặc viêm đại tràng mạn:
Ho có đờm, hen suyễn
Ho hen, khó thở
Kiêng kị
Kết luận
Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .
Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chọn bác sĩ, chuyên khoa
phù hợp

Chat và gọi
với bác sĩ

Thanh toán
phí khám

Lưu trữ hồ sơ, lịch sử khám

Đọc tin y tế
chính thống
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Sách Dược học cổ truyền - GS. TS. Phạm Xuân Sinh
- Sách Thực vật dược, PGS. TS Trương Thị Đẹp
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi
- Panja S., Chaudhuri D., Ghate N.B., Minh H.L., Mandal N. In vitro assessment of phytochemicals, antioxidant and DNA protective potential of wild edible fruit of Elaeagnus latifolia Linn. Fruits. 2014;69:303–314. doi: 10.1051/fruits/2014019