Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao
Nội dung bài viết
Cũng như các mũi tiêm phòng với các loại vắc xin khác cơ thể trẻ cũng có thể xuất hiện phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao. Tuy nhiên, các phản ứng từ vắc xin này rất hiếm khi xảy ra trên cơ địa những trẻ bình thường. Trường hợp trẻ gặp phải thì cần xử trí như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây.
Những phản ứng sau tiêm phòng lao
Thông thường vắc xin phòng lao rất hiếm khi gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao trẻ có thể gặp là:
Những phản ứng thường gặp
- Có thể chán ăn, quấy khóc nhiều hơn so với ngày thường
- Xuất hiện một nốt đỏ nhỏ tại vị trí tiêm và triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng 30 phút – 1giờ.
- Ngoài ra, trong 24 giờ sau tiêm trẻ có thể bị sưng, áp xe tại chỗ, có thể kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 – 3 ngày sau tiêm mà không cần điều trị.
Các tác dụng phụ ít gặp
- Khi tiêm không đúng kĩ thuật hoặc cơ thể phản ứng quá mạnh với vắc xin phòng lao có thể tạo nên những bọc mụn mủ và vết sẹo với kích thước to tại vị trí tiêm
- Hoặc có thể nổi hạch lao ở nách, dưới đòn, cổ bên trái cùng bên với vị trí tiêm vắc-xin BCG. Thông thường tỉ lệ gặp phản ứng này là 1/100 trẻ.
Tuy hiếm nhưng cần lưu ý đến các tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây
- Các phản ứng nặng khi tiêm BCG rất hiếm gặp, trong 1 triệu ca sẽ có 1 ca xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng và các đối tượng đó thường là
+ Người bệnh bị viêm tủy
+ Đối tượng bị nhiễm lao sau khi tiêm BCG
+ Hoặc xảy ra trên những trường hợp nhiễm HIV hoặc suy giảm miễn dịch mắc phải. - Tình trạng áp xe tại chỗ tiêm thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng.
Cách xử lý những phản ứng sau tiêm vắc xin lao
- Sau tiêm, các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin lao có thể là nổi hạch, nổi sần. Tuy nhiên, không cần điều trị vì các triệu chứng này sẽ mất đi. Do vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng.
- Trường hợp trẻ sốt sau khi tiêm phòng vắc xin lao
+ Rất ít khi trẻ sốt sau tiêm
+ Nếu có, thông thường trẻ sẽ sốt nhẹ <38,5 ºC. Giúp trẻ hạ nhiệt bằng cách nới lỏng quần áo, chườm khăn lên trán, lau bẹn cho trẻ bằng nước ấm. Lưu ý, nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 2 ºC. Với trẻ còn bú mẹ thì nên cho bú nhiều hơn bình thường, bú theo nhu cầu của trẻ.
+ Trường hợp sốt >38,5 ºC có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt mà bác sĩ kê đơn. Áp dụng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như trên.
- Khi tại nơi tiêm sưng, đau và trẻ quấy khóc nhiều có thể sử dụng thuốc paracetamol liều hạ sốt (10-15 mg/ kg/ lần) cũng có thể làm giảm đau.
- Ngoài ra, nên hạn chế va chạm vào chỗ tiêm khi bế hoặc ôm trẻ.
- Theo dõi thời gian, sau 2 tuần – 2 tháng, nếu vị trí tiêm xuất hiện tình trạng mưng mủ. Không nên quá lo lắng vì hoàn toàn bình thường khi xuất hiện các triệu chứng này. Sau khi mưng mủ, vết mụn sẽ vỡ mủ và hình thành nên sẹo. Điều chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch và đáp ứng tốt với việc tiêm phòng với vắc xin.
Khi nào cần đưa trẻ đi tới bệnh viện
Bố mẹ phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu sau khi tiêm vắc xin phòng lao và xuất hiện các triệu chứng bất thường sau cần nên đưa trẻ tới cơ sở y tế khám ngay:
- Trong vòng 24 – 48 giờ sau tiêm, sau quan sát thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng như
+ Sốt cao
+ Tình trạng quấy khóc nhiều không dứt
+ Xuất hiện tình trạng tím tái, khó thở
+ Trẻ bỏ bú
+ Tình trạng lơ mơ, co giật và thậm chí hôn mê,… - Trường hợp trẻ sốt cao kéo dài từ 1 – 2 ngày hoặc trẻ sốt cao >38,5 ºC và cho uống thuốc hạ sốt thì không thuyên giảm.
- Lưu ý nơi tiêm, nếu vết tiêm sưng mủ to >1,5cm hoặc xuất hiện hạch ở nách, cổ, dưới đòn bên trái sưng to hóa mủ. Khi đó, có thể cho trẻ khám tại bệnh viện để chủ động chích rạch mủ. Những trường hợp này không cần phải điều trị thuốc chống lao.
Tóm lại, sau khi tiêm vắc xin nói chung và vắc xin phòng lao nói riêng, trẻ thường sẽ phải trải qua một số phản ứng nhẹ và các triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn cần đưa trẻ đến bệnh viện gần đó để được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Vắc xin BCGhttps://www.uofmhealth.org/health-library/d08998a1
Ngày tham khảo: 10/06/2021
-
Tác dụng phụ sau tiêmhttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-19173/bcg-vaccine-injection/details/list-sideeffects
Ngày tham khảo: 10/06/2021
-
Tổng quan về vắc xin laohttps://vk.ovg.ox.ac.uk/vk/bcg-vaccine
Ngày tham khảo: 10/06/2021
-
Lưu ý khi tiêm phònghttps://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682809.html
Ngày tham khảo: 10/06/2021