YouMed

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD): Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Chuyên viên tâm lý NHIÊU QUANG THIỆN NHÂN
Tác giả: Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân
Chuyên khoa: Tâm thần

Những cá nhân có có nhu cầu quá cao về trật tự. Họ tuân thủ mạnh mẽ các quy tắc và quy định. Người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu khi sự hoàn hảo không đạt được. Họ thậm chí có thể bỏ bê các mối quan hệ cá nhân để tập trung vào việc làm cho một dự án trở nên hoàn hảo.. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc phải chứng bệnh này. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.

1. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là gì?

Là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm C (Lo lắng) rối loạn nhân cách. Trong đó đặc trưng bởi:

  • Sự cầu toàn thái quá.
  • Đòi hỏi sự trật tự nghiêm ngặt.
  • Sự gọn gàng cực độ.

Những người mắc phải cũng sẽ cảm thấy cần phải áp đặt các tiêu chuẩn của chính họ lên môi trường bên ngoài. Chỉ khi những đặc trưng tính cách này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì rối loạn mới được xác định.

>> Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là 2 loại bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau. Việc phân biệt được chính xác 2 loại bệnh trên là vô cùng cần thiết. Trên thực tế, OCD khác với OCPD như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết: “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Cách phân biệt‘”nhé!

2. Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Theo như DSM-5, cần phải bao gồm có đa phần (hơn 4 tiêu chuẩn). Nó thường bắt dầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Luôn bận tâm đến chi tiết, quy luật, danh sách, mệnh lệnh, tổ chức hoặc thời khóa biểu, còn điểm chủ yếu của một hoạt động nào đó thì lại bị bỏ rơi.
  • Đòi hỏi phải hoàn thiện mọi việc một cách hoàn hảo .
  • Cống hiến quá mức cho công việc và không quan tâm đến giải trí hoặc quan hệ bạn bè 
  • Ý thức quá cao, quá chu đáo và cứng nhắc về các vấn đề đạo đức hoặc các chuẩn mực 
  • Không chấp nhận sự mất giá trị của một sự vật nào đó ngay cả khi họ không còn quan tâm đến giá trị thực của sự vật này.
    Chỉ sử dụng tài liệu vào mục đích học tập và nghiên cứu
  • Không ưa gì bạn bè đồng nghiệp trừ khi họ thực hiện chính xác mọi việc giống như bệnh nhân.
  • Bủn xỉn trong tiêu tiền cho bản thân và cho người khác. Họ luôn xem tiền là của tích lũy đề phòng thảm họa trong tương lai.
  • Luôn cứng nhắc và ương ngạch.

Sẽ không phải là bất thường khi ai đó kiên trì, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo. Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn.

3. Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Nguyên nhân rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẩn thế giới xung quanh.

Nguyên nhân chính xác chưa được xác định, nhưng:

  • Gen di truyền và cấu trúc sinh học có thể khiến bạn dễ mắc hơn.
  • Trải nghiệm thời thơ ấu: Trong một số nghiên cứu trường hợp , người lớn có thể nhớ lại trải nghiệm rối loạn này từ khi còn rất nhỏ. Họ có thể đã cảm thấy rằng họ cần phải là một đứa trẻ hoàn hảo hoặc hoàn toàn ngoan ngoãn. Điều này cần phải tuân theo các quy tắc. Và nó theo họ đến tuổi trưởng thành.

>> Xem thêm: Rối loạn nhân cách ranh giới: Nhiều người mắc phải nhưng ít ai nhận ra

4. Các yếu tố nguy cơ phát sinh rối loạn

Theo như trước đây nhiều người thường tin rằng nguy cơ mắc là hậu quả của những sự trải nghiệm trong cuộc sống không thích ứng với quá trình phát triển của những nhân tố sinh học.

Thực tế cho thấy, những người bệnh mắc hội chứng này  được giải thích qua các vấn đề như: sự dạy dỗ từ nhỏ bởi cha mẹ, tính cách sạch sẽ quá mức, luôn trong trạng thái cho rằng mọi điều xảy ra trong đời sống sẽ bất ổn.

Những nghiên cứu bây giờ thường tập trung vào việc tìm hiểu những nguyên nhân trong các mối liên quan giữa những yếu tố về thần kinh, quá trình nhận thức hay sự ảnh hưởng từ môi trường sống.

>> Xem thêm: Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

5. Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

5.1 Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là một loại tham vấn sức khỏe tâm thần phổ biến. Trong CBT, bạn gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần theo lịch trình có cấu trúc. Những buổi thường xuyên này bao gồm làm việc với chuyên viên tâm lý thông qua bất kỳ lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm. Một số chủ đề có thể được đề xuất trao đổi trong các cách thức cân bằng giữa công việc, giải trí, gia đình và các mối quan hệ giữa các cá nhân khác.

5.2 Thuốc

Bác sĩ có thể xem xét kê đơn thuốc để giảm bớt một số lo lắng xung quanh chu kỳ ám ảnh cưỡng chế. Sử dụng thuốc theo toa dài hạn thường không được khuyến nghị cho rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Nguy cơ của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế ít nguy hại hơn các rối loạn nhân cách khác. Như ít bị nghiện ma túy hoặc rượu hoặc các hành vi nguy hại cho bản thân và người khác hơn. Sự đồng hành của những người quan trọng trong việc thông cảm và quan tâm luôn có ý nghĩa cùng với việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp là những nền tảng cho thành công.

>> Xem thêm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (5th ed.). Washington, DC.

  2. Diedrich, Alice & Voderholzer, Ulrich. (2015). Obsessive–Compulsive Personality Disorder: a Current Review. Current psychiatry reports.

  3. Obsessive-Compulsive Personality Disorder (OCPD)https://www.healthline.com/health/obsessive-compulsive-personality-disorder#outlook

    Ngày tham khảo: 22/12/2019

  4. Obsessive-Compulsive Personality Disorder (OCPD)https://www.merckmanuals.com/professional/psychiatric-disorders/personality-disorders/obsessive-compulsive-personality-disorder-ocpd

    Ngày tham khảo: 22/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người