YouMed

Thiếu máu khi mang thai và những điều các mẹ bầu cần biết

bác sĩ đào thị thu hương
Tác giả: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Chuyên khoa: Nội thần kinh

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có đặc điểm chung là nguồn dinh dưỡng không đủ tốt. Thiếu máu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Tăng nguy cơ sinh non, cân nặng lúc sinh thấp. Tình trạng này có thể hoàn toàn không xảy ra nếu mẹ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ.

1. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Hồng cầu là một trong ba loại tế bào máu chính, có nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ thể. Hồng cầu cung cấp oxi đến các tế bào và vận chuyển các-bô-níc ra khỏi tế bào. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng tế bào hồng câu. Không phục vụ đủ nhu cầu hoạt đông bình thường của cơ thể.

Khi mang thai cơ thể bạn trải qua những thay đổi đáng kể. Để phù hợp với khả năng nuôi dưỡng cho một thiên thần nhỏ bé ở trong bụng. Thể tích máu trong cơ thể của bạn sẽ tăng khoảng 20-30 phần trăm. Cơ thể tạo ra nhiều tế bào máu hơn. Dù vậy vẫn có thể có một số phụ nữ tạo máu không đủ, lượng hồng cầu có thể ít hơn. Và gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến cho quá trình mang thai trở nên vất vả. Mẹ và bé có thể gặp nhiều biến chứng.

2. Nguyên nhân của thiếu máu trong suốt quá trình mang thai.

Thiếu máu có thể có nhiều nguyên nhân. Có thể nó mới chỉ xảy ra khi bạn mới mang thai, nhưng cũng có thể đã có từ trước đó. Việc mang thai khiến bạn lộ rõ tình trạng thiếu máu.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp

2.1 Thiếu máu thai kỳ

Khi mang thai, khối lượng máu tăng lên. Điều này có nghĩa là cần nhiều sắt và vitamin để tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Nếu bạn không có đủ chất sắt, nó có thể gây thiếu máu. Vẫn có nhiều phụ nữ có thể thiếu máu nhẹ khi mang thai, và được xem là bình thường. Sự bất thường xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu của bạn giảm quá thấp.

2.2 Thiếu máu thiếu sắt

Khi mang thai, em bé sẽ sử dụng tế bào máu của mẹ để tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trước khi mang thai, cơ thể người mẹ có sẵn các tế bào máu được lưu trữ trong tủy xương. Nhưng nếu cơ thể bạn trước đó không dự trữ đủ sắt hoặc hiện tại không cung cấp đủ sắt. Cơ thể mẹ sẽ bị thiếu máu thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ. Dinh dưỡng tốt trước khi mang thai là rất quan trọng để tạo nguồn dự trữ sắt.

2.3 Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và protein. Ăn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, như sữa, trứng, thịt và gia cầm, giúp ngăn ngừa thiếu vitamin B12. Phụ nữ ăn chay trường rất có thể bị thiếu vitamin B12. Họ cần uống bổ sung vitamin B12 trước và trong suốt khi mang thai.

2.4 Thiếu folate

Folate (axit folic) là vitamin B hoạt động chung với sắt để giúp tăng trưởng tế bào. Nếu bạn không nhận đủ folate khi mang thai, bạn cũng sẽ không thu nạp đủ sắt. Cung cấp đủ folate trước và trong khi mang thai giúp giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh hệ thần kinh.

3. Những ai có nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai?

Một số phụ nữ có nhiều khả năng bị thiếu máu khi mang thai hơn những người khác. Họ là:

Là những người ăn chay trường, có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. Như đã nói, đây một thành phần tạo máu có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Bị các bệnh lý mãn tính đường ruột, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12 và sắt. Ví dụ như: bệnh viêm ruột Crohn, cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân…

>> Bệnh Crohn là bệnh mãn tính. Để chung sống hòa thuận với bệnh, bạn không chỉ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ mà chính bản thân bạn cũng cần được trang bị “vũ khí” để đương đầu với căn bệnh khó chịu Này.

 

Nguy cơ thiếu sắt-thành phần tạo máu, tăng lên nếu:

  • Mang thai 2 lần gần nhau.
  • Thai đôi, thai ba
  • Thường xuyên bị nôn vì ốm nghén
  • Không nhận đủ chất sắt từ chế độ ăn uống trước khi sinh

4. Các triệu chứng của thiếu máu.

Khi thiếu máu nhẹ, các triệu chứng có thể xảy ra rất mơ hồ. Nhưng nếu từ trung bình đến nặng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau đây:

Da lòng bàn tay nhợt nhạt.

Các vùng niêm mạc dễ thấy như môi, kết mạc dưới mí mắt nhạt màu.

Dễ bị tối sầm mắt khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng.

Tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực

Hay cảm thấy mệt mỏi.

Hay quên, khó tập trung.

Ngủ nhiều.

Các triệu chứng thiếu máu có thể giống như các bệnh lý khác. Nên khám sức khỏe tiền sản và theo dõi thai kì theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Chẩn đoán thiếu máu trong thai kì

Ngoài các triệu chứng kể trên, bác sĩ sẽ cần phải làm một công thức máu để chẩn đoán xác định. Có rất nhiều thông số để nói lên tình trạng thiếu máu, kiểu thiếu máu và mức độ thiếu máu. Trong đó hemoglobin và dung tích hồng cầu (viết tắt lần lượt là HGB và HCT) được dùng để chẩn đoán xác định thiếu máu. Vì lượng máu sẽ thay đổi theo độ tuổi nên trẻ em, người lớn, nam, nữ mang thai sẽ có những ngưỡng chẩn đoán khác nhau.

6. Điều trị thiếu máu như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng chung của cơ thể. Điều trị thiếu máu khi mang thai sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu thiếu chất nào sẽ bổ sung chất đó.

Trong thiếu máu thiếu sắt, các mẹ sẽ được chỉ định uống thuốc sắt nhiều hơn so với liều uống thông thường. Có một số típ giúp cho việc hấp thu sắt được tốt hơn. Ví dụ như uống sắt chung với nước ép có nhiều vitamin C (cam, quýt,…). Tuy nhiên uống thuốc kháng axit có thể khiến cơ thể mẹ bầu khó hấp thụ chất sắt hơn. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng viên sắt là buồn nôn, táo bón hoặc thay đổi màu phân xanh đen.

>> Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, khi xác định thiếu máu thiếu sắt là vấn đề của người bệnh, phát hiện và điều trị sớm sẽ có cho kết quả rất ngoạn mục. Bài viết này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn về bệnh và cách nhận biết, phòng ngừa bệnh. Bạn có thể xem thêm tại Đây.

7. Các biến chứng của thiếu máu có thể xảy ra khi đang mang thai.

Máu nuôi dưỡng em bé. Khi cơ thể mẹ thiếu máu, lượng máu cung cấp cho em bé sẽ bị hạn chế. Khiến cho em bé không thể tăng trưởng như kì vọng so với tuổi thai. Trọng lượng thai thấp, em bé yếu, giảm khả năng chịu đựng khi sanh ra. Ngoài ra bé còn có nguy cơ bị sanh non. Với mẹ, tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. Tình trạng xây xẩm mặt mặt làm tăng nguy cơ bị té ngã. Không chỉ vậy, khả năng phục hồi của mẹ cũng kém hơn sau khi sanh. Do mất thêm một lượng máu trong quá trình sanh. Tăng nguy cơ phải truyền máu.

8. Thiếu máu trong thai kì có thể dự phòng được không?

Dinh dưỡng tốt trước khi mang thai không chỉ giúp ngăn ngừa thiếu máu. Nó còn giúp cơ thể tích trữ các chất cần thiết để nuôi lớn em bé trong quá trình mang thai. Các nguyên liệu tạo máu như sắt, vitamin b12, folate, đạm có thể được bổ sung tốt từ nhiều loại thực phẩm.

Nguồn thực phẩm tốt của sắt bao gồm

  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan và các loại nội tạng khác. Thịt gia cầm như gà, vịt, chim,… cũng có nhiều sắt.
  • Cá, các loại hải sản, như nghêu (nấu chín hoàn toàn), trai và hàu là tốt. Cá mòi và cá cơm cũng vậy. Cục quản lý thực phẩm Hoa Kì khuyến cáo rằng. Phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 300 gam mỗi tuần có có hàm lượng thủy ngân thấp. Ví dụ cá hồi, cá rô phi, cá ngừ (đóng hộp nhẹ) và cá da trơn. Hạn chế ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao, như cá ngói, cá mập, cá kiếm và cá thu vua.
  • Các loại rau có lá xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, rau cải…
  • Đậu các loại: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự, đậu cúc…
  • Bánh mì và men lúa mì nguyên chất men
  • Bánh mì trắng, mì ống, gạo và ngũ cốc làm giàu sắt

Các chuyên gia khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tất cả phụ nữ đang mang thai nên bổ sung vitamin với ít nhất 400 microgam axit folic. Folate là dạng axit folic có trong thực phẩm.

Nguồn folate tốt là

  • Lá xanh, rau xanh đậm
  • Đậu khô và đậu Hà Lan
  • Trái cây và nước ép cam quýt và hầu hết các loại quả mọng
  • Ngũ cốc các loại

Với các loại thực phẩm dưới đây, bạn sẽ tìm được một nguồn B12 dồi dào

  • Gan và thận động vật
  • Cá mòi, cá ngừ, cá hồi
  • Thịt bò
  • Trứng
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc dinh dưỡng

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anemiainpregnancy-90-P02428 truy cập ngày 20/05/2020

https://www.hematology.org/education/patients/anemia/pregnancy truy cập ngày 20/05/2020

https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-foods#Should-you-take-vitamin-B12-supplements? truy cập ngày 20/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người