YouMed

Những điều cần biết về thuốc Aldactone (spironolactone)

Dược sĩ PHẠM CHÍ KHANG
Tác giả: Dược sĩ Phạm Chí Khang
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Aldactone (spironolactone) là thuốc gì? Thuốc Aldactone được chỉ định trong các trường hợp bệnh lí như thế nào? Cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu và phân tích Aldactone là thuốc gì qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Phạm Chí Khang!

Thành phần hoạt chất của thuốc Aldactone: mỗi viên nén chứa 25 mg spironolactone.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Diulactone, Verospiron…

Thuốc Aldactone (spironolactone) là thuốc gì?

Thuốc Aldactone (spironolactone) là thuốc có chứa hoạt chất spironolactone. Đây là thuốc nằm trong nhóm lợi tiểu. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Suy tim sung huyết.
  • Tăng huyết áp vô căn.
  • Kiểm soát chứng rậm lông.
  • Phối hợp với thuốc lợi tiểu gây giảm Kali/Magie máu.
  • Điều trị ngắn hạn chứng tăng aldosterone nguyên phát trước phẫu thuật.
  • Điều trị các bệnh có thể gây tăng aldosterone thứ phát như xơ gan kết hợp với phù/cổ trướng, hội chứng thận. hư và các trạng thái phù khác.
Aldactone (spironolactone)
Thuốc Aldactone (spironolactone)

Liều lượng sử dụng Aldactone

1. Người lớn

Thuốc Aldactone (spironolactone) có thể chia thành nhiều lần hoặc dùng 1 lần tùy vào tình trạng gặp phải như:

  • Tăng huyết áp vô căn: 50 – 100 mg/ngày. Các trường hợp nặng có thể lên tới 200 mg/ngày, sử dụng cách khoảng mỗi 2 tuần.
  • Suy tim sung huyết: Khuyến cáo 100 mg/ngày. Liều duy trì sẽ tùy thuộc từng đối tượng bệnh nhân có thể thay đổi trong khoảng 25-200 mg.
  • Suy tim nặng (NYHA III-IV): Vì liều lượng sẽ phụ thuộc vào nồng độ Kali và creatinine máu của bệnh nhân cùng với tính chất phức tạp của bệnh, vì thế bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
  • Xơ gan: Từ 100 đến 400 mg/ngày tùy thuộc vào tỉ lệ Na/K trong nước tiểu.
  • Hội chứng thận hư: 100 – 200 mg/ngày. Chỉ dùng khi các liệu pháp điều trị khác không có hiệu quả.
  • Giảm Kali/Magie huyết: 25 – 100 mg/ngày.
  • Điều trị ngắn hạn chứng tăng aldosterone nguyên phát trước khi phẫu thuật: 100 – 400 mg/ngày để chuẩn bị cho phẫu thuật.
  • Kiểm soát chứng rậm lông: 100 – 200 mg/ngày, tốt nhất là chia nhiều lần.

2. Trẻ em

Phù: Liều khởi đầu là 3 mg/kg trọng lượng cơ thể hàng ngày được chia thành nhiều lần. Nên điều chỉnh liều dựa trên cơ sở đáp ứng và dung nạp thuốc. Khi cần, có thể pha chế một hỗn dịch bằng cách nghiền viên nén Aldactone thành bột cùng vài giọt glycerin và thêm sirô anh đào. Hỗn dịch này có thể ổn định trong một tháng khi bảo quản trong tủ lạnh.

Chống chỉ định của Aldactone (spironolactone)

Chống chỉ định việc dùng thuốc Aldactone (spironolactone) ở bệnh nhân:

  • Bệnh Addison.
  • Tăng Kali huyết.
  • Mẫn cảm với spironolactone.
  • Suy thận cấp tính, tổn thương thận, vô niệu.

Lưu ý thận trọng khi dùng Aldactone

Khi sử dụng thuốc Aldactone (spironolactone) có những vấn đề cần đặc biệt chú ý như sau:

  • Dùng đồng thời spironolactone với các thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng angiotensin II, thuốc chặn aldosterone, hoặc các nguồn cung cấp kali, chế độ ăn giàu kali, hoặc các muối chứa kali, có thể dẫn tới tăng kali huyết nghiêm trọng.
  • Đánh giá định kì các chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân có tiền sử suy giảm chức năng gan thận.
  • Ngủ gà và chóng mặt có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Chú ý cẩn trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Nhiễm acid chuyền hóa tăng clo huyết phục hồi, thường kết hợp với tăng kali huyết, thường xảy ra ở một sô bệnh nhân xơ gan mất bù, ngay cả khi chức năng thận bình thường.
  • Trường hợp tăng Kali huyết ở bệnh nhân suy tim nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn cần hết sức thận trọng trong việc theo dõi và kiểm soát nồng độ kali huyết ở bệnh nhân suy tim nặng khi điều trị bằng thuốc Aldactone.

Tương tác thuốc khi dùng Aldactone

  • Sử dụng chung thuốc Aldactone (spironolactone) cùng với các thuốc gây tăng Kali huyết khác có thể dẫn tới hội chứng tăng Kali huyết trầm trọng.
  • Tác dụng của Aldactone có thể tăng khi dùng chung với các thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Cần giảm liều khi thêm Aldactone vào chế độ điều trị.
  • Tương tác với norepinephrine.
  • Aldactone làm tăng thời gian bán thải của digoxin. Cản trở định lượng nồng dộ digoxin huyết tương.
  • Aspirin, indomethacin và acid mefenamic làm suy giảm tác dụng của thuốc Aldactone.
  • Thuốc Aldactone có thể làm tăng chuyển hóa của antipyrine.
  • Nhiễm acid chuyển hóa tăng Kali huyết xảy ra ở bệnh nhân sử dụng chung thuốc Aldactone và amoni chorid hoặc cholestyramine.
  • Sử dụng chung Aldactone với carbenoxolone có thể làm giảm hiệu quả của một trong hai thuốc.
Những tương tác khi dùng thuốc Aldactone (spironolactone) nên biết
Những tương tác khi dùng thuốc Aldactone (spironolactone) nên biết

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

Hiện không có nghiên cứu trên phụ nữ mang thai. Bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết tình trạng mang thai của bạn. Tuỳ theo trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn sử dụng loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.

Phụ nữ cho con bú

Chất chuyển hóa của thuốc Aldactone (spironolactone) có thể bài tiết qua sữa mẹ. Vì thế, bạn nên thông báo đến bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. Có thể bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc Aldactone

Khi sử dụng thuốc Aldactone (spironolactone) bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Hệ thống máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu (bao gồm mắt bạch cầu hạt), giảm tiểu cầu.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Rối loạn điện giải, tăng kali huyết.
  • Tâm thần: Thay đổi khả năng tình dục, gây lú lẫn.
  • Hệ thống thần kinh: Bị choáng váng, chóng mặt.
  • Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
  • Hệ thống gan mật: Xảy ra bất thường liên quan đến chức năng gan.
  • Da và mô dưới da: Rụng tóc, rậm lông, ngứa, phát ban, mề đay.
  • Cơ xương và mô liên kết: Tình trạng chuột rút chân.
  • Thận và niệu quản: Suy thận cấp.
  • Hệ sinh sản và tuyến vú: Bị đau vú, rối loạn kinh nguyệt, hiện tượng vú to ở đàn ông (Hiện tượng vú to ở đàn ông thường được trở lại bình thường khi dừng điều trị Aldactone. Mặc dù trong một số trường hợp hiếm gặp vẫn còn hiện tượng tăng tuyến vú).
  • Toàn thân và điều kiện sử dụng: Suy nhược.

Ngoài ra, thuốc còn có thể tạo các khối u lành tính, ác tính và không đặc hiệu (bao gồm u nang và polyp).

Cách bảo quản thuốc Aldactone (spironolactone)

Để thuốc Aldactone (spironolactone) phát huy tối đa công dụng và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn cần lưu ý:

  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc Aldactone dưới 30oC.

Thuốc Aldactone (spironolactone) là một biệt dược có chứa hoạt chất spironolactone, thuộc nhóm lợi tiểu. Thuốc được chỉ định nhằm giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn hay hỗ trợ trong điều trị suy tim… Tuy nhiên, thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ Kali máu, làm cho tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và xử lí kịp thời cũng như biết cách sử dụng thuốc hợp lý.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Aldactonehttps://www.rxlist.com/aldactone-drug.htm

    Ngày tham khảo: 29/04/2020

  2. Spironolactonehttps://www.medicinenet.com/spironolactone/article.htm

    Ngày tham khảo: 29/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người