YouMed

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu: những điều cần biết

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Viêm đường tiết niệu là bệnh lí gì? Các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh là gì? Khi điều trị bệnh lí này cần phải lưu ý những điều gì để có thể đạt đươc kết quả điều trị tối ưu nhất? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết được phân tích dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này hơn nhé!

1. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là gì?
  • Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm tọng cho người bệnh.

2. Khi nào sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở nam giới

  • Vi khuẩn E.coli cũng là thủ phạm gây nên tình trạng viêm ở nam giới
  • Do nam giới vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương … gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

  • Chị em có thói quen vệ sinh từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ…vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm

Các trường hợp viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh

3. Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay

Một số loại kháng sinh điều trị viêm tiết niệu ngày nay

Có nhiều nhóm kháng sinh có thể được lựa chọn trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân vi sinh gây bệnh mà lựa chọn nhóm kháng sinh phù hợp.

  • Kháng sinh beta lactam Đây là nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Kháng sinh nhóm này an toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già ưu tiên sử dụng nhóm kháng sinh này.

Một số loại kháng sinh và liều sử dụng:

  • Penicillin G, tiêm bắp, liều 2-5 triệu đơn vị/ngày trong khoảng 7-14 ngày. Nếu uống 4-5 triệu đơn vị/ngày trong vòng 7-14 ngày.
  • Ampicillin, liều uống 2-6g/ngày trong vòng 7-14 ngày.
  • Cloxacillin, uống 1-3g/ngày trong 7-14 ngày.
  • Nhóm cephalosporin: Là nhóm kháng sinh khá an toàn và được chỉ định cho nhiều đối tượng. Tác dụng của nhóm này là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn khi không còn vách tế bào sẽ bị tiêu diệt

Một số thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu gồm

  • Sulfamid, uống 2-4g/ngày x 10-14 ngày.
  • Sulfamethoxazole (bactrim), uống 1g/ngày x 7-14 ngày.

Khi lựa chọn kháng sinh để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cần cân nhắc các yếu tố bệnh lý hay tình trạng cơ thể để hạn chế những tác động xấu tới cơ thể. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh mạn tính cần được dùng đúng loại kháng sinh phù hợp.

4. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

  • Kháng sinh thường được sử dụng tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.
  • Lựa chọn kháng sinh phù hợp với tuổi, tình trạng bệnh tật khác của người bệnh, phụ nữ mang thai.
  • Thời gian và liều lượng kháng sinh sử dụng tùy thuộc vào mức độ bệnh. Thường không sử dụng kéo dài quá 14 ngày.
  • Cần chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, tần suất sử dụng thuốc vì bất cứ lý do gì. Nếu muốn thay đổi đơn thuốc.
  • Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh.
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc điều trị.
  • Ngoài điều trị bằng kháng sinh thì cần phải điều trị các dấu hiệu khác như: Tăng huyết áp, suy thận nặng thì cần điều trị suy thận, lọc máu hoặc ghép thận.

Vì vậy, để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả khi có dấu hiện về bệnh Viêm đường tiết niệu, người bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi đã cảm thấy khỏe và không được chia sẻ kháng sinh với người khác

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447
  2. https://www.healthline.com/health/urinary-tract-infection-adults
  3. https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người