YouMed

Thuốc Mezacosid (thiocolchisid) trong điều trị hỗ trợ giãn cơ và các lưu ý

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Mezacosid (thiocolchisid) là gì? Thuốc được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc Mezacosid trong bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

Thành phần hoạt chất: Thiocolchicosid.

Thuốc có thành phần tương tự: Busfan, Coltramyl, Thiowell…

Thuốc Mezacosid là gì?

  • Mezacosid là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ với hoạt chất chính là Thiocolchicoside.

Thành phần trong mỗi viên nén Mezacosid:

  • Hoạt chất: Thiocolchicoside với hàm lượng 4 mg.
  • Các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
thuốc Mezacosid
Thuốc Mezacosid

Chỉ định của thuốc Mezacosid

Mezacosid được bác sĩ chỉ định trong các  trường hợp sau:

1. Bệnh nhân thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống với các triệu chứng:

  • Vẹo cổ.
  • Tình trạng đau lưng.
  • Đau thắt lưng.

2. Ngoài ra, thuốc được dùng trên đối tượng là bệnh nhân chấn thương và thần kinh (với sự co cứng) và trong phục hồi chức năng.

3. Không những vậy, thuốc Mezacosid còn được dùng trong điều trị đau bụng kinh do co thắt.

Không nên dùng thuốc Mezacosid nếu

  • Đã từng bị dị ứng với Thiocolchicosidee, cochicin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
  • Đối tượng là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Không dùng thuốc Mezacosid trên phụ nữ đang cho con bú.

Cách dùng thuốc Mezacosid hiệu quả

1. Cách dùng

  • Thuốc Mezacosid được bào chế dưới dạng viên nén dùng bằng đường uống.
  • Mezacosid được dùng sau khi ăn.
  • Lưu ý, không được bẻ đôi, nhai viên thuốc hay nghiền nát thành bột để uống. Cần nuốt nguyên vẹn cả viên Mezacosid khi dùng để điều trị bệnh.

2. Liều dùng

Đối với người lớn: Liều khuyến nghị là bắt đầu với 4 viên/ngày sau khi ăn.

Trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn cấp tính:

  • Có thể cân nhắc tăng liều dùng thuốc tăng từ từ 1/2 liều mỗi 2 ngày cho đến gấp đôi liều khởi đầu.
  • Và thậm chí tăng liều gấp 3 lần cho một số trường hợp ngoại lệ (điều trị ngắn hạn).

Với trường hợp điều trị dài hạn cho bệnh nhân: Có thể giảm liều dùng trong ngày.

Tác dụng phụ

  • Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa, nổi ban đỏ.
  • Phù mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, đau dạ dày.
  • Xuất hiện tình trạng mụn mủ và bọng nước trên da.
Mụn mủ có thể xuất hiện như tác dụng phụ của thuốc
Mụn mủ có thể xuất hiện như tác dụng phụ của thuốc

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Mezacosid

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): tăng nguy cơ gây tình trạng viêm gan cấp tính:

  • Diclofenac.
  • Indomethacin.
  • Ibuprofen.
  • Meloxicam.
  • Celecoxib.
  • Hoặc paracetamol.

Vì thế, không được phối hợp các thuốc này với nhau nhằm tránh nguy cơ suy giảm chức năng tế bào gan cấp tính gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

Những lưu ý khi dùng thuốc Mezacosid

  • Sử dụng thuốc Mezacosid thận trọng trên đối tượng đã từng bị tình trạng động kinh, co giật và viêm loét dạ dày.
  • Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng tiêu chảy trong quá trình sử dụng thuốc Mezacosid, cần thông báo ngay cho bác sĩ để cân nhắc có tiếp tục sử dụng thuốc hay không. Trường hợp nếu vẫn tiếp tục sử dụng thì xem xét liệu có cần giảm liều hay không.
  • Nếu đang mắc phải các bệnh lý như tăng galactose máu bẩm sinh, không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose và galactose, thiếu lactase, sucrase-isomaltase thì không được dùng thuốc.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc Mezacosid vẫn chưa được báo cáo về tác động phụ lên hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ…
  • Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mezacosid cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc.

2. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

  • Hạn chế sử dụng Mezacosid trên các đối tượng là phụ nữ có thai, chỉ dùng thuốc Mezacosid khi thật sự cần thiết. Lưu ý, không nên sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú thì không được sử dụng Mezacosid do thuốc có khả năng bài tiết một phần vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Xử trí khi quá liều Mezacosid

  • Thuốc Mezacosid tương đối an toàn cho người sử dụng, ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, khoảng cách liều mà bác sĩ chỉ định cho mỗi cá nhân người bệnh.
  • Trong trường hợp quá liều dù cố ý hoặc vô tình, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức để các bác sĩ điều trị, cấp cứu kịp thời.

Xử trí khi quên một liều Mezacosid

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Mezacosid tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Mezacosid. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tờ hướng dẫn sử dụnghttps://www.mims.com/vietnam/drug/info/thiocolchicoside?mtype=generic

    Ngày tham khảo: 17/08/2020

  2. Thiocolchiside https://bvbdien.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=176&tc=634

    Ngày tham khảo: 17/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người