Mũi phế cầu nhắc lại: Cần tiêm lúc nào?
Nội dung bài viết
Phế cầu có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ nếu không được tiêm vắc-xin phòng ngừa đúng cách và đúng thời điểm. Nếu không được tiêm chủng phế cầu trẻ có thể mắc nhiều bệnh lí nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng máu….. Các tác động này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển trong tương lai của trẻ. Do vậy, bố mẹ cần nắm chắc lịch tiêm chủng phế cầu đặc biệt là các mũi tiêm nhắc lại nhằm tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh. Vậy tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Cần tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào?
Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi có thể tiêm với 1 trong 2 liệu trình như sau:
- Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản: Được khuyến nghị sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu:
+ Có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên từ lúc 6 tuần tuổi.
+ Thực hiện liều tiêm thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
+ Sau đó, tiêm mũi thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.
+ Tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào: Tối thiểu cách liều thứ 3 là 6 tháng. Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp trẻ sinh non có thể tiêm liệu trình vắc-xin phế cầu 3+1 khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Liệu trình tiêm chủng 2 + 1: Được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1:
+ Có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên từ lúc 6 tuần tuổi.
+ Thực hiện liều tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu 2 tháng.
+ Tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào: cách mũi tiêm thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
- Trẻ từ 7 tháng – 11 tháng tuổi, nếu trước đó chưa tiêm phòng phế cầu:
+ Thực hiện mũi tiêm đầu tiên vào thời điểm được bác sĩ chỉ định.
+ Tiêm mũi thứ 2 cách liều mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng (tối thiểu 28 ngày)
+ Thực hiện tiêm liều nhắc lại vắc-xin phế cầu Synflorix khi trẻ >1 tuổi. Lưu ý, mũi tiêm nhắc lại cách liều tiêm thứ 2 tối thiểu 2 tháng. - Trẻ từ 1 – 5 tuổi và chưa được tiêm trước đó:
+ Áp dụng lịch trình tiêm 2 liều vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ.
+ Với mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
+ Lưu ý, không cần phải tiêm mũi nhắc lại.
Lưu ý khi tiêm mũi phế cầu cho trẻ cha mẹ cần biết
Thận trọng khi tiêm
Cần thận trọng đối với các trường hợp trẻ có một số vấn đề sau khi tiêm vắc-xin phế cầu như:
- Bị giảm tiểu cầu, có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp, các bệnh lí rối loạn đông máu.
- Có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn cao như:
+ Bệnh suy/ cắt lách.
+ Trẻ bị nhiễm HIV, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Trẻ mắc các bệnh mạn tính.
+ Các trường hợp bị bệnh hồng cầu hình liềm nhiễm.
Các trường hợp kể trên nên được tiêm vắc-xin phế cầu khi <2 tuổi. - Với trẻ sinh non <28 tuần tuổi, cần theo dõi trong vòng 48 – 72 giờ sau tiêm. Mục đích tránh nguy cơ suy hô hấp hoặc tình trạng ngừng thở.
- Đặc biệt, trẻ phải được chống chỉ định tiêm khi dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin.
Lưu ý với bố mẹ thì cần phải nhớ và nắm rõ tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào cho trẻ. Nhằm tăng hiệu quả miễn dịch tối ưu cho trẻ khi hoàn thành đầy đủ lịch tiêm.
Một số trường hợp khác
Tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào? Bên cạnh vấn đề này, vẫn còn một số trường hợp cha mẹ trước và sau khi tiêm cho bé cần phải thận trọng theo dõi như sau:
Trước trong và sau quá trình tiêm, cần phải để bác sĩ khám theo dõi cho trẻ cẩn thận. Điều này là vô cùng quan trọng nhằm chủ động phát hiện các vấn đề sức khoẻ của bé và bảo đảm an toàn sau khi tiêm vắc-xin. Lưu ý, chỉ thực hiện lịch tiêm vắc-xin phế cầu khi có chỉ định của bác sĩ để tránh các trường hợp không hay xảy ra. Cụ thể đó là các trường hợp dưới đây:
- Tốt nhất cần phải hoãn tiêm với những trẻ đang sốt cao cấp tính.
- Lưu ý, không nên tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da với bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Cần chú ý: Thực hiện tiêm phòng vắc- xin phế cầu Synflorix không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường quy với các loại vắc-xin bạch hầu, uốn ván và Hib.
- Với trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể sẽ làm giảm mức độ đáp ứng của kháng thể đối với miễn dịch chủ động.
Tóm lại, việc đưa trẻ đi tiêm chủng là cần thiết. Nhưng nhìn chung, một vấn đề bố mẹ cần chú ý và nắm rõ theo dõi và tìm hiểu kỹ thông tin là việc tiêm mũi phế cầu nhắc lại khi nào? Theo đó, thông qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu được mục đích chính của việc tiêm vắc-xin phế cầu nhắc lại nhằm để tăng cường hiệu quả tiêm phòng cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng thật lưu ý tình trạng trẻ sau tiêm. Nếu có gì bất thường, cha mẹ không nên chủ quan. Tốt nhất cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu ngay lập tức nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
vắc-xin phế cầu Synflorixhttps://vnvc.vn/synflorix-vac-xin-phong-viem-nao-viem-phoi-nhiem-khuan-huyet-viem-tai-giua-h-influenzae-khong-dinh-tuyp/
Ngày tham khảo: 22/06/2021
-
Khi nào nên tiêm nhắc lạihttps://au.gsk.com/media/216345/synflorix_cmi_au_007_clean.pdf
Ngày tham khảo: 22/06/2021
-
Các lưu ý khi tiêmhttps://www.ema.europa.eu/en/documents/product-information/synflorix-epar-product-information_en.pdf
Ngày tham khảo: 22/06/2021