YouMed

Tiêm uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Bệnh uốn ván là gì? Có nguy hiểm không? Khi tiêm uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vắc xin uốn ván vào những thời điểm nào? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây.

Uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Uốn ván là một bệnh thần kinh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn có tên là Clostridium tetani
Uốn ván là một bệnh thần kinh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn có tên là Clostridium tetani

Uốn ván là một bệnh thần kinh nguy hiểm gây ra bởi độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, xảy ra thường xuyên nhất là ở những nơi có các điều kiện sau

  • Đông dân cư
  • Thời tiết khí hậu nóng
  • Có đất giàu chất hữu cơ.

Lưu ý, khi bị bệnh uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng cực nghiêm trọng, trong đó bao gồm

  • Tình trạng co thắt hầu họng – thanh quản gây ngạt, ngừng thở, sặc
  • Có thể sẽ bị trào ngược dịch dạ dày vào phổi
  • Có thể bị ứ đọng đờm dãi do tăng tiết, không nuốt được và phản xạ ho khạc yếu.
  • Gây suy hô hấp do cơn giật kéo dài.

Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng như

  • Bị viêm phế quản, viêm phổi
  • Tình trạng nhiễm khuẩn vết mở khí quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm nơi tiêm truyền tĩnh mạch, viêm xoang,…

Không những vậy, có thể xuất hiện các rối loạn thăng bằng nước và điện giải. Hoặc bị suy thận hoặc thậm chí có nguy cơ tử vong cao. Kèm theo các biến chứng khác gây nguy hiểm đến sức khỏe như

  • Tình trạng suy dinh dưỡng
  • Bị cứng khớp, loét vùng tỳ đè
  • Gây suy giảm tri giác do thiếu oxy kéo dài, đứt lưỡi do cắn phải gãy răng.

Bà bầu không tiêm phòng vắc xin uốn ván có sao không?

  • Đối với phụ nữ mang thai, uốn ván có thể gây ra do nhiễm vi khuẩn uốn ván trong lúc sinh. Cụ thể, vi khuẩn vào theo đường sinh dục, dẫn đến gây uốn ván tử cung. Với đối tượng là trẻ nhỏ, vi trùng sẽ xâm nhập vào nơi cắt cũng như buộc dây rốn. Từ đó, sẽ dẫn đến nhiễm trùng rốn sơ sinh. Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể còn khiến trẻ suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và làm tình trạng tim ngừng đập. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (có thai hoặc không mang thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván. Mục đích của việc tiêm phòng này là để tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé trong trường hợp bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập (không mong muốn).
  • Tuy nhiên, ngày nay, phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván. Do đó, sẽ không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy cho nên việc tiêm phòng uốn ván là bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ cả mẹ và trẻ.

Tiêm uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vắc-xin uốn ván không gây nguy hiểm đến thai nhi
Vắc-xin uốn ván không gây nguy hiểm đến thai nhi
  • Nhiều phụ nữ có thai rất ngần ngại trong việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván
  • Tiêm uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều này có thể là vì lo ngại vắc xin này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi
  • Tuy nhiên các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm vì vắc xin uốn ván đã được chứng minh vô hại đối với thai nhi.

Phụ nữ có thai cần tiêm phòng vắc xin uốn ván vào thời điểm nào?

Nếu phụ nữ có thai chưa được tiêm ngừa uốn ván thì phải tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván theo nguyên tắc

  • Thực hiện ttiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.
  • Mũi đầu sẽ được tiêm vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ
  • Tiếp đó, thực hiện tiêm mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
  • Trường hợp, mẹ bầu đã tiêm phòng đủ 2 mũi hoặc mới tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Dưới đây là lịch tiêm phòng uốn ván chi tiết cho mẹ bầu, cụ thể sẽ khác nhau trên từng đối tượng

Đối với người chưa tiêm uốn ván hoặc chưa rõ đã từng tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản

  • Thực hiện tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng
  • It nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau thì thực hiện tiêm mũi 3
  • Tiêm mũi thứ 4 với khoảng cách ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Đối với mũi thứ 5: thực hiện tiêm phòng ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

Đối với những người đã tiêm phòng đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản

  • Tiêm sớm khi có thai lần đầu: mũi tiêm đầu tiên
  • Thực hiện tiêm mũi thứ 2 với khoảng cách ít nhất 1 tháng sau lần 1
  • It nhất 1 năm sau lần 2 thì thực hiện mũi thứ 3

Các đối tượng đã tiêm phòng đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại

  • Thực hiện tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Tiêm mũi thứ 2 ít nhất 1 năm sau lần tiêm đầu tiên

Như vậy, uốn ván là bệnh rất nguy hiểm. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là một điều rất cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ với vắc xin uốn ván mà không cần phải lo ngại về những tác động có thể xảy ra trên thai nhi. Vì vắc xin đã được chứng minh là vô hại đối với thai nhi.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://vnvc.vn/chan-doan-va-dieu-tri-benh-uon-van/#:~:text=U%E1%BB%91n%20v%C3%A1n%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20b%E1%BB%87nh,ca%20t%E1%BB%AD%20vong%20m%E1%BB%97i%20n%C4%83m.
  2. https://www.cdc.gov/pertussis/pregnant/hcp/vaccine-safety.html
  3. https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2017/09/update-on-immunization-and-pregnancy-tetanus-diphtheria-and-pertussis-vaccination
  4. https://medicalguidelines.msf.org/viewport/EssDr/english/tetanus-diphtheria-vaccine-td-39849242.html

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người