Tuần đầu tiên chăm sóc trẻ : Bạn cần lưu ý những gì?
Nội dung bài viết
Tuần đầu tiên chăm sóc trẻ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ trong thời gian này.. Vậy nên, với một vài thông tin dưới đây hi vọng có thể giúp nhiều cha mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất.
1. Giới hạn số khách đến thăm
Bạn bè thân thiết hay người thân có thể đến thăm bạn và trẻ trong tháng đầu tiên sau khi xuất viện. Tuy nhiên, họ không nên đến thăm nếu đang bị bệnh. Để hạn chế sự đến thăm từ những vị khách không báo trước, cha mẹ có thể thông báo cho mọi người xung quanh. Nghỉ ngơi ở thời điểm này là điều cần thiết cho sự phục hồi của người mẹ. Bạn bè chưa có con đôi khi không hiểu nhu cầu của bạn. Trong các chuyến thăm, mọi người cũng nên dành sự quan tâm đến anh chị của trẻ. Cuối cùng, bạn có thể giảm số khách đến thăm bằng cách giới thiệu bạn bè đến trang mạng xã hội của bạn. Họ có thể xem ảnh hay hoạt động hằng ngày của trẻ.
2. Theo dõi cân nặng
Nhiệm vụ chính của bạn trong những tháng đầu đời là cho trẻ bú sữa. Tất cả trẻ sơ sinh thường giảm hoặc không tăng cân trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, trẻ hiếm khi giảm hơn 7% cân nặng lúc sinh. Hầu hết, trẻ nếu được bú mẹ hay bú bình đầy đủ đều tăng cân trở lại sau 7 đến 14 ngày tuổi. Sau đó, trẻ sơ sinh thường tăng khoảng 20 đến 30 gram mỗi ngày trong những tháng đầu.
Nhiều người mẹ cho con bú thường tự hỏi liệu con của mình có đủ năng lượng hay không. Bởi vì bạn không thể biết trẻ bú bao nhiêu sữa. Con bạn sẽ đủ năng lượng cho nhu cầu cơ thể của trẻ nếu trẻ bú mỗi 2 đến 3 tiếng. Trẻ có vẻ hài lòng sau khi bú, mỗi lần có thể bú cả hai bên vú. Một dấu hiệu khác là trẻ có thể tiểu hơn 6 lần và hay tiêu hơn 3 lần qua tã mỗi ngày.
Bất cứ khi nào bạn lo lắng về việc tăng cân của bé, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để kiểm tra cân nặng. Vấn đề cho bú nếu được phát hiện sớm sẽ dễ khắc phục sớm hơn là để quá trình chậm tăng cân của trẻ kéo dài. Bạn có thể kiểm tra cân nặng lúc trẻ được 1 tuần tuổi.
3. Đối phó với những cơn khóc
Khóc là một trong những rắc rối rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ăn, ngủ thì khóc đôi khi lại là một nhu cầu của trẻ. Bởi những gì làm trẻ khó chịu, thường biểu hiện trước tiên bằng những cơn quấy khóc. Đa số trường hợp, sự dỗ dành sẽ giải quyết được vấn đề. Trẻ có thể chỉ cần một người có giọng nói êm dịu. Hay đôi khi là một cái ôm nhẹ nhàng. Bạn có thể kiểm tra liệu có vấn đề gì làm trẻ khó chịu như thời tiết quá nóng, quấn tã quá chật hay đã đến giờ trẻ bú…
4. Tư thế ngủ
Bạn nên nhớ đặt trẻ vào nôi ở tư thế nằm ngửa. Đây là tư thế ngủ được Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cho những trẻ khỏe mạnh. Tư thế nằm ngửa giúp giảm đáng kể nguy cơ bị Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
5. Đưa trẻ ra ngoài trời
Bạn có thể đưa trẻ ra ngoài trời ở mọi lứa tuổi. Trẻ đã được ra ngoài lúc trẻ xuất viện về nhà hay những lần khám kiểm tra định kì cho trẻ sau này.
Bạn nên chọn số lượng và kiểu quần áo cho trẻ tương tự như người lớn. Chú ý là phù hợp với nhiệt độ ngoài trời. Một sai lầm phổ biến là mặc quá nhiều quần áo cho con bạn trong mùa hè. Vào mùa đông, con bạn cần một chiếc mũ. Vì trẻ sơ sinh thường không có nhiều tóc để giữ ấm cho đầu của trẻ. Không khí lạnh hoặc gió không gây nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi.
Da của trẻ sơ sinh dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn da của trẻ lớn. Vậy nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi lần. Ngoài việc hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt, bạn có thể bảo vệ làn da của trẻ khỏi ánh nắng với quần áo dài tay và mũ.
Những khu vui chơi đông người có lẽ nên tránh trong tháng đầu đời của con bạn. Hơn nữa, trong năm đầu đời của trẻ, hãy cố gắng tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với những người mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu bạn hay người thân trong nhà bị cảm, hãy đeo khẩu trang cũng như rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
6. Kiểm tra sức khỏe khi trẻ được 1 tuần tuổi
Tất cả những trẻ sơ sinh sau khi xuất viện đều cần được tái khám sau 2 ngày. Thường là khi trẻ được 1 tuần tuổi. Mục đích là để kiểm tra sự thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài liệu có tốt không. Ví dụ như bú, đi tiểu, đi tiêu hay cân nặng … Ngoài ra, trẻ cũng cần được kiểm tra vàng da và sức khỏe tổng quát.
7. Kiểm tra sức khỏe sau hai tuần
Đây có thể được xem như lần khám sức khỏe quan trọng nhất cho con bạn trong năm đầu tiên của cuộc đời. Khi được hai tuần tuổi, trẻ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng của bất kỳ bệnh lí nào. Những bệnh này thường không thể phát hiện được trong thời gian nằm viện. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ phát triển của trẻ. Từ chiều cao, cân nặng và vòng đầu của trẻ.
Bạn nên duy trì thói quen ghi lại những câu hỏi về sức khỏe hoặc hành vi của trẻ ở nhà. Những thắc mắc này sẽ được giải quyết trong lần kiểm tra sức khỏe cho trẻ. Bởi vì, không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết dựa vào kinh nghiệm của những bà mẹ. Vậy nên, Bác sĩ sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn chăm sóc trẻ tốt nhất. Nếu có thể, cả mẹ và bố nên đưa trẻ đến khám sức khỏe. Khi đó, bố sẽ biết những rắc rối có thể đang xảy ra để giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc trẻ.
Tuần đầu tiên chăm sóc trẻ nếu bạn nghĩ rằng con bạn bắt đầu có biểu hiện đang ốm giữa những lần khám định kỳ, hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để được giúp đỡ và tư vấn điều trị an toàn nhé.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Có thể bạn quan tâm:
- Những vấn đề trong tuần đầu tiên làm mẹ
- Những vấn đề khi lần đầu làm cha mẹ
- Khám nhi ở đâu tốt và uy tín tại TPHCM?
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
Pediatric Advisor, Well Child Care at 1 Week, https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_firstwks_hhg.htm , accessed on 06 February 2020.