YouMed

Bệnh ung thư buồng trứng: Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

bác sĩ đào thị thu hương
Tác giả: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Chuyên khoa: Nội thần kinh

Bệnh ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Diễn biến bệnh sẽ rất nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đào Thị Thu Hương sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng cũng như sự nghiêm trọng của căn bệnh này.

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng  là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biết các yếu tố nguy cơ và nhận diện triệu chứng sớm là cách để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tôt nhất.

Mỗi người phụ nữ bình thường có hai buồng trứng nằm ở phần thấp của bụng còn gọi là khung chậu, ở hai bên tử cung. Buồng trứng tạo ra nội tiết tố nữ và tạo trứng. Trứng sau khi rụng được vận chuyển đến buồng tử cung nhờ hai vòi dẫn trứng nằm ở hai bên tử cung. Trong quá trình vận chuyển, nếu gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh, tạo thành hợp tử và tiếp tục di chuyển về buồng tử cung để làm tổ.

Ung thư buồng trứng là một nhóm bệnh gồm các tế bào tăng sinh bất thường có nguồn gốc từ buồng trứng. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh (thường là trên 50 tuổi), nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ hơn.

Bệnh ung thư buồng trứng - Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh ung thư buồng trứng – Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Ai là người dễ mắc ung thư buồng trứng.

Cho đến nay nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Tuổi. Nguy cơ tăng lên khi tuổi bạn càng cao, hầu hết các trường hợp xảy ra sau khi mãn kinh. Cứ 10 người được chẩn đoán ung thư buồng trứng thì có 8 người là trên 50 tuổi, dù vậy bệnh vẫn có thể xảy ra ở nữ trẻ.

1. Tiền sử gia đình

Bạn thuộc đối tượng nguy cơ cao nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư buồng trứng. Có thể đó là do bạn thừa hưởng gen đột biến có tên BRCA1 hoặc BRCA2 – làm tăng nguy cơ phát triển cả ung thư vú và buồng trứng.

Tuy nhiên cần chú ý rằng, có người thân bị ung thư buồng trứng không có nghĩa là bạn chắc chắn cũng mắc bệnh, câu nói đó chỉ mang ý nghĩa là bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người không có người thân bị ung thư buồng trứng.

2. Người bị lạc nội mạc tử cung

Bệnh ung thư buồng trứng
Người bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Trong lạc nội mạc tử cung, các tế bào đáng lẽ nên nằm đúng vị trí của nó ở tử cung thì lại phát triển ở nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như trong buồng trứng hoặc trong ổ bụng.

Những tế bào này vẫn hoạt động theo chu kì, chúng vẫn tạo ra “máu kinh” giống như kinh nguyệt nhưng vì không có cách nào để máu chảy ra khỏi cơ thể, nó bị mắc kẹt và gây đau tại chỗ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung có thể dễ bị ung thư buồng trứng hơn.

Tiền căn sản phụ khoa: Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm, chưa bao giờ sinh con, vô sinh không rõ nguyên nhân, không uống thuốc tránh thai hoặc những ai mãn kinh có thể tăng nguy cơ ung thư vòi trứng và buồng trứng  về sau.

Liệu pháp thay thế hormone. Phụ nữ mãn kinh có dùng hooc-môn thay thế estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng / vòi trứng. Nguy cơ càng cao khi sử dụng  càng lâu. Nguy cơ giảm dần theo thời gian sau khi trị liệu kết thúc.

Ngoài ra hút thuốc lá, dư cân, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?

Bệnh ung thư buồng trứng - Nguyên nhân và triệu chứng
Sinh con và cho con bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng, nhưng những việc dưới đây có thể làm giảm nguy cơ:

  • Sử dụng thuốc tránh thai trong năm năm trở lên.
  • Thắt ống dẫn trứng, cắt cả hai buồng trứng, hoặc cắt tử cung (các phương pháp này chỉ thực hiện khi vợ chồng đã sinh đủ con và không muốn sinh thêm).
  • Sinh con.
  • Cho con bú. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ cho con bú trong một năm trở lên có thể giảm nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng

Mặc dù những điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, nhưng lợi ích luôn đi kèm rủi ro. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thông tin chính xác, chọn lựa phù hợp cho bản thân.

Xem thêm:

Dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể khó nhận ra, đặc biệt là  trong giai đoạn sớm. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là:

Ung thư buồng trứng – nguyên nhân và triệu chứng
Dấu hiệu của ung thư buồng trứng
  • Luôn cảm thấy đầy bụng.
  • Bụng to.
  • Khó chịu ở vùng bụng hoặc bụng dưới.
  • Ăn mau no hoặc chán ăn.
  • Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, không nhịn tiểu được.

Bên cạnh đó có thể có các triệu chứng khác như:

  • Khó tiêu kéo dài hoặc buồn nôn.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Thay đổi thói quen đại tiện của bạn.
  • Đau lưng.
  • Chảy máu âm đạo (đặc biệt chảy máu sau khi mãn kinh).
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Khi nào nên đi khám bệnh?

Đối với nhiều phụ nữ, họ có thể có những triệu chứng nhưng không thường xuyên. V thế, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào vừa nêu ở trên khác so với thường ngày về số lần trong tuần, hoặc mức độ nặng hơn, hoặc có nhiều triệu chứng đi kèm gợi ý ung thư buồng trứng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, có thể là sản phụ khoa hoặc ung bướu.

Đặc biệt bạn trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc chính bản thân bạn đã từng bị ung thư vú, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sẽ cao hơn rất nhiều. Điều bạn cần ngay lúc này là gặp bác sĩ để được phát hiện sớm điều trị kịp thời.

Mọi thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

Nếu bạn phát hiện những triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng thì nên đến gặp bác sĩ để tiến hành những xét nghiệm. Bạn có thể tham khảo bài viết được viết bởi bác sĩ Đào Thị Thu Hương về: “Bệnh ung thư buồng trứng: Chuẩn đoán và điều trị” để có thêm kiến thức và chuẩn bị tâm lý trước khi đến gặp bác sĩ nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Symptoms Ovarian cancerhttps://www.nhs.uk/conditions/ovarian-cancer/symptoms/

    Ngày tham khảo: 15/10/2019

  2. What Are the Risk Factors for Ovarian Cancer?https://www.cdc.gov/cancer/ovarian/basic_info/risk_factors.htm
  3. Ovarian, Fallopian Tube, and Peritoneal Cancerhttps://www.cancer.net/cancer-types/ovarian-fallopian-tube-and-peritoneal-cancer/risk-factors-and-prevention,

    Ngày tham khảo: 15/10/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người