Ung thư xương có chữa được không?
Nội dung bài viết
Ung thư xương là tình trạng khối u ác tính hình thành, phát triển trong xương và có thể gây hại cho những mô xương bình thường. Vậy ung thư xương có chữa được không? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Ung thư xương có chữa được không?
Ung thư xương là một bệnh lý khá phổ biến và đặc biệt nguy hiểm nên hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương thường lo lắng rằng liệu bệnh ung thư xương có thể chữa được hay không? Thật ra, việc ung thư xương có chữa được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong từng trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Trên thực tế, đã ghi nhận có rất nhiều trường hợp đã được điều trị thành công và không tái phát trở lại. Nhưng điều mà bệnh nhân ung thư xương cần nên làm sau khi được chữa khỏi bệnh là thường xuyên đến cơ sở y tế kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu xem bệnh ung thư xương của mình có đang tái phát trở lại không, để có thể bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi ung thư xương
Theo như thông tin mà bài viết đã đề cập đến bạn đọc bên trên thì bệnh ung thư xương vẫn có thể chữa khỏi được, nhưng khả năng chữa khỏi bệnh là thấp hay cao điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác của bệnh nhân, loại ung thư xương mà bệnh nhân mắc phải, giai đoạn và cấp độ bệnh hiện tại của bệnh nhân.
Nhìn chung, ở những bệnh nhân càng khỏe mạnh và tình trạng ung thư xương chưa lan rộng thì triển vọng chữa khỏi bệnh ung thư xương càng cao. Cứ trong 10 người mắc bệnh ung thư xương thì có khoảng 6 người trong đó sẽ sống thêm được ít nhất 5 năm kể từ thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư xương. Bên cạnh đó, có rất nhiều người trong số này được chữa khỏi bệnh ung thư xương hoàn toàn.
Chẩn đoán ung thư xương
Khi bạn nghi ngờ rằng mình bị ung thư xương và đến cơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm máu cho bạn trước nhằm để loại trừ các nguyên nhân, bệnh lý khác. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiên các xét nghiệm chẩn đoán:
- Quét xương phóng xạ: Xét nghiệm này cho biết tình trạng ung thư xương hiện tại của bệnh nhân đã lan sang các xương khác hay chưa, và có thể giúp xác định các vùng ung thư di căn nhỏ hơn tia X.
- Chụp CT: Xét nghiệm này cho biết bệnh ung thư xương của bệnh nhân đã lan rộng hay chưa và đã lan rộng bao xa.
- Quét MRI: Xét nghiệm này giúp phác thảo khối u của bệnh nhân.
- Quét PET: Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện ung thư trên toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
- Chụp X-quang: Ung thư xương sẽ hiện thị trên các hình chụp X-quang. Chụp X-quang ngực để xem ung thư xương đã lan đến phổi hay chưa.
Nếu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ở trên và phát hiện có khối u, bệnh nhân sẽ có thể được yêu cầu sinh thiết nhằm phân loại khối u, cũng như đánh giá xem khối u của bệnh nhân là lành tính hay ác tính.
Điều trị ung thư xương như thế nào?
Sau khi chẩn đoán xác định đã mắc bệnh ung thư xương, tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất kế hoạch điều trị kết hợp phẫu thuật cắt bỏ phần xương bị ung thư, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, sự quyết định cuối cùng vẫn sẽ là của bệnh nhân.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ vùng xương bị ung thư là phương pháp rất quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư xương, và được điều trị kết hợp với các phương pháp khác:2
Phẫu thuật bảo tồn chi
Đây là loại phẫu thuật cắt chi phổ biến nhất giúp loại bỏ phần xương bị ảnh hưởng và một số mô xung quanh đã bị tế bào ung thư xương lan vào, phẫu thuật bảo tồn chi thường được thực hiện khi ung thư xương chưa lan ra ngoài xương và xương có thể được tái tạo. Phần xương được loại bỏ của bệnh nhân có thể sẽ được cấy ghép thay thế bằng một bộ phần giả bằng kim loại hoặc xương từ nơi khác trong cơ thể của bệnh nhân. Trong trường hợp ung thư xương ở gần khớp, bệnh nhân có thể sẽ được loại bỏ khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo.
Phẫu thuật cắt cụt chi
Đây là phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp như ung thư xương đã lan ra ngoài xương vào các mạch máu và dây thần kinh chính, bệnh nhân bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật bảo tồn chi phải cắt bỏ chi giả hay xương ghép, hoặc khi ung thư xương phát triển ở nơi mà không thể thực hiện phẫu thuật bảo tồn chi chẳng hạn như mắt cá chân. Sau khi cắt cụt chi, hầu hết các bệnh nhân sẽ sử dụng chi giả để thay thế cho chi bị cắt bỏ để duy trì chất lượng cuộc sống.
Phục hồi sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bảo tồn chi hoặc phẫu thuật cắt cụt chi sẽ được phục hồi chức năng để trở lại cuộc sống bình thường. Phục hồi chức năng thường bao gồm các buổi vật lý trị liệu giúp bệnh nhân lấy lại chức năng phù hợp ở bộ phận cơ thể được điều trị, và trị liệu nghề nghiệp giúp bệnh nhân có kỹ năng đối phó với các hoạt động hàng ngày.
2. Hóa trị2
Trong điều trị ung thư xương có 4 cách hóa trị:
- Hóa trị trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u và giúp cho phẫu thuật được thực hiện dễ dàng hơn.
- Hóa trị kết hợp với xạ trị trước khi phẫu thuật.
- Hóa trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.
- Trong những trường hợp bệnh nhân không thể chữa khỏi, hóa trị giúp kiểm soát các triệu chứng, hay còn được gọi là hóa trị liệu giảm nhẹ.
Khi thực hiện hóa trị ung thư xương, bệnh nhân sẽ được truyền thuốc nhỏ giọt vào tĩnh mạch hoặc những mạch máu lớn. Việc điều trị thường được thực hiện theo chu kỳ. Một chu kỳ bao gồm việc sử dụng thuốc hóa trị trong vài ngày. Sau đó nghỉ vài tuần để cơ thể bệnh nhân phục hồi sau tác dụng của việc điều trị. Số chu kỳ sẽ phụ thuộc vào loại và cấp độ ung thư xương của bệnh nhân.
Trong quá trình hóa trị bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu chảy, loét miệng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, rụng tóc tạm thời, khô khan. Nhưng người bệnh đừng quá lo lắng vì những tác phụ này sẽ tự hết sau khi quá trình điều trị kết thúc. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi hóa trị sẽ có nguy cơ bị vô sinh vĩnh viễn. Trước khi tiến hành hóa trị, bác sĩ sẽ cho biết trước rủi ro có thể gặp phải để bệnh nhân quyết định có thực hiện hóa trị hay không.
3. Xạ trị2
Xạ trị ung thư xương là phương pháp điều trị dùng chùm tia phóng xạ chiếu vào vùng xương bị ung thư, toàn bộ quá trình xạ trị ung thư xương sẽ thường kéo dài trong một vài tuần.
Cũng tương tự như hóa trị, bệnh nhân có thể được xạ trị trước và sau khi phẫu thuật để điều trị ung thư xương, hay kiểm soát các triệu chứng, và làm chậm quá trình lây lan của ung thư xương trong trường hợp bệnh nhân không thể chữa khỏi.
Mặc dù những chùm tia phóng xạ được sử dụng khi xạ trị cho bệnh nhân sẽ tập trung chủ yếu vào các tế bào ung thư, nhưng các tế bào khỏe mạnh bình thường ở gần đó sẽ vẫn có thể bị tổn thương. Do đó, bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp xạ trị có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như đỏ và kích ứng da (tình trạng da của bệnh nhân sẽ giống như cháy nắng), đau khớp và rụng tóc ở phần cơ thể đang được xạ trị, mệt mỏi và cảm thấy không khỏe. Những tác dụng phụ này sẽ tự khỏi sau khi quá trình xạ trị kết thúc, nhưng cảm giác mệt mỏi ở bệnh nhân có thể kéo dài thêm một vài tuần nữa sau đó.
4. Điều trị bằng thuốc Mifamurtide2
Mifamurtide là một thuốc kích thích hệ miễn dịch tạo ra các tế bào chuyên biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mifamurtide được khuyên dùng trong trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh sarcoma xương cấp độ cao, được dùng sau khi phẫu thuật, kết hợp với hóa trị liệu nhằm ngăn ngừa ung thư xương tái phát.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương osteosarcoma sẽ được điều trị bằng thuốc Mifamurtide kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Thuốc Mifamurtide sẽ được truyền vào tĩnh mạch của bệnh nhân trong vòng một giờ. Quá trình điều trị bằng thuốc Mifamurtide thường là 12 tuần đầu sẽ truyền Mifamurtide 2 lần một tuần, 24 tuần tiếp theo truyền Mifamuetide 1 lần một tuần.
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư xương bằng thuốc Mifamurtide, bệnh nhân sẽ gặp một số tác dụng phụ như cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón, đau đầu, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng.
Sau khi quá trình điều trị ung thư xương kết thúc, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ kiểm tra theo dõi thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để xem bệnh ung thư xương có dấu hiệu tái phát hay không nhằm can thiệp kịp thời. Vì việc điều trị bệnh ung thư xương của bệnh nhân sẽ càng thuận lợi hơn nếu như phát hiện càng sớm. [2]
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Ung thư xương có chữa được không?”. Bên cạnh đó, hi vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư xương.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Bone Cancerhttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17745-bone-cancer
Ngày tham khảo: 08/07/2023
-
Overview -Bone cancerhttps://www.nhs.uk/conditions/bone-cancer/
Ngày tham khảo: 08/07/2023