Vắc xin 6 trong 1 gồm những bệnh gì và lịch tiêm như thế nào?
Nội dung bài viết
Vắc xin 6 trong 1 được sử dụng rộng rãi và được nhiều phụ huynh tin dùng. Vậy vắc xin 6 trong 1 là gì? Tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 gồm những bệnh gì? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây.
Vắc-xin 6 trong 1 phân loại như thế nào?
Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc-xin 6 in 1 chính để tiêm phòng, bao gồm:
- Vắc-xin Infanrix Hexa, nhà sản xuất GSK được sản xuất tại Bỉ
– Được bào chế dưới dạng bột Hib đông khô và huyền dịch bao gồm bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm gan B.
– Trước khi tiêm cần phải pha huyền dịch với bột Hib đông khô (pha hoàn nguyên).
– Infanrix hexa chứa kháng nguyên ho gà vô bào gồm các thành phần kháng nguyên.
+ Độc tố ho gà PT
+ Ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi gồm FHA và PRN.
- Vắc-xin Hexaxim, nhà sản xuất Sanofi Pasteur được sản xuất tại Pháp
– Được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn và nạp sẵn trong xi-lanh
– Ưu điểm: có thể sử dụng ngay. Từ đó, có thể giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ.
– Cần lưu ý tránh nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác. Đồng thời mỗi lần tiêm cần đảm bảo liều lượng chính xác.
– Trong vắc xin Hexaxim chứa 2 thành phần
+ Kháng nguyên ho gà PT
+ Kháng nguyên ho gà FHA.
Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa những bệnh tật gì?
Vắc xin 6 trong 1 gồm những bệnh gì? Câu trả lời là sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 có thể giúp phòng các bệnh sau
Bạch hầu (Diphtheria)
- Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu C. diphtheriae gây ra.
- Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm bao gồm tình trạng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, trụy tim mạch đột ngột và thậm chí gây nguy cơ tử vong nhanh.
- Tuy nhiên, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa với mũi tiêm vắc-xin 6 trong 1.
Bại liệt (Poliomyelitis)
- Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Polio gây ra
- Bệnh có thể lây truyền theo đường tiêu hóa.
- Bại liệt có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm
+ Liệt tủy sống
+ Tình trạng mất vận động tay chân
+ Liệt hành tủy
+ Suy hô hấp
+ Thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong.
Ho gà (Pertussis)
- Trước tiên, ho gà là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Bệnh này do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.
- Bệnh này đặc biệt nguy hiểm với đối tượng trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các nguy cơ
+ Tình trạng suy hô hấp
+ Viêm phổi
+ Viêm não
+ Xuất huyết kết mạc
+ Và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm. - Do vậy, việc tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 có thể giúp cơ thể trẻ chủ động phòng ngừa bệnh
Uốn ván (Tetanus)
- Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính.
- Căn bệnh này do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra.
- Biểu hiện của bệnh
+ Tình trạng co cứng cơ mặt, cơ gáy, cơ nhai, cơ thân
+ Có kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.
Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)
- Viêm gan B là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất về gan do vi rút viêm gan B gây ra. Vi rút này khiến cho gan bị tổn thương.
- Lưu ý, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư gan và suy gan.
Bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB
- Đây là bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIB) gây ra.
- Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và nguy hiểm, bao gồm
+ Tình trạng phù phổi cấp
+ Viêm màng ngoài tim
+ Nhiễm trùng huyết
+ Tình trạng phù não, tràn dịch dưới màng cứng
+ Gây suy hô hấp, nguy cơ dẫn đến tử vong.
Lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
Lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cụ thể như sau
- Thực hiện 3 mũi tiêm chính: tiêm lần lượt cho trẻ khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi
- Khi trẻ được 18 tháng tuổi thì thực hiện mũi 4 nhắc lại
- Nên thực hiện tiêm nhắc lại lần nữa với mũi 5 khi trẻ được 4 – 6 tuổi
Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm
- Các mũi tiêm nên cách nhau ít nhất là 1 tháng.
- Thực hiện tiêm theo lịch hẹn để đảm bảo đạt hiệu quả vắc xin phòng bệnh tốt nhất.
Đối tượng được tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
Vắc xin có thể được chỉ định tiêm phòng cho tất cả trẻ >2 tháng tuổi. Tuy nhiên ngoại trừ một số trường hợp sau
- Trẻ bị sốt cao và mắc bệnh cấp tính tại thời điểm tiêm
- Nếu đối tượng bị dị ứng với các thành phần của vắc xin
- Không nên tiêm cho trẻ bị suy giảm miễn dịch
- Trường hợp trẻ bị phản ứng nặng với các loại vắc xin với các biểu hiện như sốt cao không kiểm soát, co giật,.. thì không nên chỉ định tiêm phòng vắc xin này
Tác dụng không mong muốn của vắc xin
Một số trường hợp có thể xuất hiện cảm giác khó chịu, nổi mẩn đỏ hoặc bị sưng đau tại nơi tiêm.
Trường hợp xuất hiện phản ứng nặng hơn hơn, trẻ có thể bị sốt, tỏ ra cáu kỉnh. Thậm chí có thể khóc và la hét.
Có thể sử dụng một số biện pháp thông thường
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Không mặc đồ bó sát
- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol/ ibuprofen theo đường uống hoặc nhét hậu môn
Cần đưa trẻ gặp bác sĩ ngay nếu
- Các phản ứng thường gặp nhất là đau chỗ tiêm, dễ làm trẻ kích động, quấy khóc, tại nơi tiêm có xuất hiện quầng đỏ. Các biểu hiện này thường tự khỏi, tuy nhiên, nếu nghiêm trọng hơn cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ.
- Trẻ bị sốt, dễ kích động, buồn ngủ, quấy khóc kéo dài. Co giật kèm sốt hoặc không kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.
- Trẻ chán ăn, tiêu chảy hoặc nôn,…
- Có thể thấy nổi mề đay, phát ban ngoài da,
- Sốc phản vệ là tình trạng rất hiếm gặp nhưng cực kì nguy hiểm. Vì thể cần thật sự chú ý đến tình trạng này để theo dõi trẻ sau khi tiêm.
Bên trên là các thông tin về vắc xin 6 trong 1: Công dụng khi phòng các loại bệnh, lịch tiêm chủng và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm. Sau tiêm, hãy theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận. Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.