Các loại vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm chủng mở rộng được sử dụng hiện nay
Nội dung bài viết
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh để lại biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Biện pháp tiêm chủng là lựa chọn khả thi nhất trong việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Vậy vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm chủng mở rộng được sử dụng hiện nay có những loại nào? Cụ thể những loại vắc-xin này được sử dụng như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài biết dưới đây.
Vắc-xin viêm não Nhật Bản JEVAX
Chỉ định
- Vắc-xin JEVAX được sử dụng để dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản.
- Đặc điểm vắc-xin
+ Đây là một dung dịch trong, không màu
+ Sản phẩm chỉ chứa: Virus viêm não Nhật Bản bất hoạt, tinh khiết
Chống chỉ định sử dụng vắc-xin JEVAX
- Các đối tượng quá nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin
- Người bệnh các bệnh bẩm sinh
- Đang cảm giác mệt mỏi, bị sốt cao hoặc xuất hiện tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển
- Người bệnh mắc bệnh tim, thận, gan. Hoặc có thể mắc bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung
- Đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai không nên tiêm phòng loại vắc-xin này
Lịch tiêm chủng:
- Đường tiêm: Dưới da
- Lịch tiêm chủng
+ Thực hiện tiêm lần đầu ( lúc trẻ >=12 tháng tuổi).
+ Tiêm mũi 2: Sau mũi đầu tiên khoảng 1- 2 tuần.
+ Thực hiện tiêm mũi 3: Sau mũi đầu tiên 1 năm. - Nên tiêm nhắc lại một liều sau 3 năm để duy trì khả năng miễn dịch. Hoặc các đối tượng có thể trạng miễn dịch tốt thì tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra.
- Liều tiêm phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể
+ ≥12 tháng – ≤ 36 tháng tuổi: tiêm với liều 0,5ml/ liều
+ >36 tháng tuổi và người lớn: sử dụng tiêm 1,0 ml/ liều.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: độ tuổi tiêm viêm não nhật bản
Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin JEVAX
- Xuất hiện các phản ứng tại chỗ tiêm với những biểu hiên như: đau, sưng, đỏ
- Hoặc một số người bệnh có phản ứng toàn thân: cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu
- Lưu ý các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày.
- Một số phương pháp giúp hạn chế các tác dụng phụ như
+ Thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm
+ Cần thực hiện khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm
+ Lưu ý theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng
Lưu ý khi sử dụng vắc-xin JEVAX
- Luôn sẵn có epinephrine để sử dụng trong các trường hợp choáng phản vệ có thể xảy ra
- Cân nhắc lợi ích khi chỉ định tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang cho con bú
- Đảm bảo vô trùng ở tất cả các công đoạn chuẩn bị và tiêm
- Các bước tiêm người đọc có thể tham khảo, tuy nhiên đây là chuyên môn của các chuyên gia y tế khi thực hiện tiêm
+ Đầu tiên lấy bỏ tâm nút nhôm
+ Lưu ý, không được mở nút cao su
+ Nên sát trùng toàn bộ bằng cồn iod.
+ Tiếp đó, lắc kỹ lọ vắc-xin trước khi sử dụng.
+ Cần chú ý: trong điều kiện bảo quản vô trùng ở nhiệt độ 2 – 8º C, với lọ vắc-xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 tiếng - Đối tượng có trạng thái miễn dịch tốt nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản;
- Luôn đảm bảo vô trung bơm tiêm và kim tiêm vô trùng, đồng thời nên dùng riêng cho từng người để:
+ Tránh lây nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C
+ Giúp hạn chế lây nhiễm virus HIV,…
Bảo quản và hạn dùng vắc-xin JEVAX
- Nên bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ 2 – 8º C
- Tránh để vắc-xin tiếp xúc ánh sáng mặt trời trực tiếp
- Không đông lạnh vắc-xin
- Lưu ý, hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất ở điều kiện bảo quản 2 – 8º C
Vắc xin viêm não Nhật Bản IMOJEV
Tổng quan về vắc xin IMOJEV
- Đây là vắc-xin tái tổ hợp sống, giảm độc lực dạng bào chế đông khô và dung môi được hoàn nguyên khi sử dụng
- Vắc-xin Imojev là vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm chủng mở rộng được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam kể từ năm 2019 và đem lại nhiều hiệu quả tích cực.
- Chỉ định: Imojev là vắc-xin được chỉ định phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em >9 tháng tuổi.
Lịch tiêm chủng
Trường hợp chưa tiêm vắc-xin Jevax
Trẻ từ 9 tháng tuổi – 18 tuổi
- Mũi 1: thực hiện vào lần đầu tiên
- Tiêm mũi thứ 2: cách mũi đầu tiên 1 năm
Người >18 tuổi
- Thực hiện tiêm 1 mũi duy nhất.
Trường hợp đã tiêm vắc-xin Jevax trước đó
- Đã tiêm 1 mũi Jevax trước đó
+ Thực hiện tiêm 2 mũi Imojev.
+ Thời điểm tiêm: mũi Imojev đầu tiên cách mũi Jevax đã tiêm tối thiểu 2 tuần - Trường hợp đã tiêm 2 mũi Jevax trước đó
+ Thực hiện tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 1 năm - Nếu trẻ đã tiêm 3 mũi Jevax trước đó
+ Thực hiện tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm; - Lưu ý: không tiêm nhắc lại Jevax sau khi tiêm Imojev.
Chống chỉ định sử dụng vắc-xin IMOJEV
- Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin Imojev
- Các đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào
- Người nhiễm virus HIV có triệu chứng suy giảm chức năng miễn dịch
- Đối tượng đặc biệt: phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng vắc-xin IMOJEV
- Lưu ý không được tiêm vào lòng mạch máu;
- Đối với bệnh nhân đang điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân >14 ngày thì sau khi ngưng điều trị nên chờ tối thiểu 1 tháng hoặc cho tới khi hồi phục chức năng miễn dịch mới tiến hành tiêm vắc-xin Imojev.
Tác dụng không mong muốn
- Xuất hiện các phản ứng tại chỗ tiêm: cảm giác đỏ, ngứa, sưng, đau;
- Mệt mỏi, khó chịu
- Bị đau cơ, đau đầu.
- Ngoài ra, trẻ em có thể bị sốt, người lớn có thể bị phát ban.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: tác dụng phụ của vắc-xin viêm não Nhật Bản
Tương tác thuốc
- Trẻ >12 tháng tuổi có thể tiêm Imojev cùng lúc với các vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị hay rubella;
- Trường hợp tại nơi sinh sống có dịch sởi, trẻ >=9 tháng tuổi có thể tiêm Imojev cùng lúc với vắc-xin phòng bệnh sởi;
- Ngoài ra, khi tiêm Imojev cùng lúc với các loại vắc-xin khác, phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau và phải dùng 2 bơm kim tiêm riêng biệt.
Bảo quản vắc-xin IMOJEV
- Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, không được để đông băng;
- Giữ vắc-xin trong hộp để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
Bài viết là thông tin cụ thể của một số loại vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm chủng mở rộng được sử dụng hiện nay. Hi vọng sau khi đọc bài viết bạn đã có được lựa chọn loại vắc-xin phù hợp cho cơ thể của mình. Nếu có thắc mắc về vấn đề tiêm chủng hoặc sức khỏe, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn tận tình và chính xác.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Vắc-xin Jevaxhttps://dav.gov.vn/upload/attach/4122015_jevax.pdf
Ngày tham khảo: 21/04/2021
-
Thông tin kê đơn vắc xin Jevaxhttps://vnvc.vn/jevax-vac-xin-phong-viem-nao-nhat-ban-b/
Ngày tham khảo: 21/04/2021
-
Vắc xin Imojevhttps://vnvc.vn/imojev-vac-xin-phong-viem-nao-nhat-ban-moi/
Ngày tham khảo: 21/04/2021
-
Thông tin kê đơn vắc xin Imojevhttps://www.mims.com/philippines/drug/info/imojev?type=full
Ngày tham khảo: 21/04/2021