YouMed

Virut Corona: Ác mộng của thế giới năm 2020

thạc sĩ bác sĩ trần thanh long
Tác giả: ThS.BS Trần Thanh Long
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Virut Corona bạn biết gì về nó chưa ? Virut Corona (nCoV) là gì? Đại dịch viêm phổi cấp này bắt nguồn từ đâu? Các triệu chứng điển hình khi nhiễm Virut Corona là gì? Đã có phương pháp điều trị viêm phổi Corona hay chưa? Quan trọng hơn cả, những điều bạn cần nhớ để bảo vệ chính mình khỏi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này là gì? Hãy cùng YouMed theo dõi và cập nhật tình hình về căn bệnh truyền nhiễm này nhé!

Bạn biết gì về Virut Corona?

vi rút Corona Vũ hán

  • Virut Corona là một họ vi-rút lớn, một số gây bệnh ở người và một số khác gây bệnh ở động vật, chẳng hạn như dơi, lạc đà và cầy hương. 
  • Hiếm khi Virut Corona ở động vật có thể tiến hóa để lây nhiễm và lây lan ở người. Tuy nhiên một số chủng Corona khi gây nhiễm ở người đã lây lan thành dịch bệnh nghiêm trọng như dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xuất hiện vào năm 2002 và dịch MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) xuất hiện vào năm 2012.
  • Loại coronavirus mới (2019-nCoV) đang gây xôn xao là một chủng coronavirus mới chưa được xác định trước đây ở người.

Về chủng 2019-nCoV (Virut Corona) đang gây xôn xao

  • Chủng vi rút mới này gây viêm phổi corona phát sinh từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán.
  • Vào tháng 12, tổ chức y tế thế giới WHO đã được cảnh báo về một số trường hợp viêm phổi ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc). Vi-rút này không phù hợp với bất kỳ vi-rút nào được biết đến. Điều này gây lo ngại vì chúng ta không biết nó ảnh hưởng đến con người như thế nào.
  • Một tuần sau, vào ngày 7 tháng 1, nhà chức trách Trung Quốc xác nhận rằng  loại vi-rút mới này là một chủng của Virut Corona – là một họ vi-rút đã gây ra các cảm lạnh thông thường và dịch SARS, MERS trước đây. Chủng vi-rút mới này tạm thời được đặt tên là 2019-nCoV.
vi rút Corona SARS MERS
Loại vi-rút mới này còn có đươc gọi là vi-rút Vũ Hán vì phát sinh từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán (thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc).

1. Các triệu chứng khi nhiễm vi-rút này là gì?

dấu hiệu nhiễm Corona

  • Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều bị sốt, hokhó thở, cộng thêm bằng chứng trên viêm phổi (nhiễm trùng ngực).
  • Tuy nhiên, cần đánh giá thêm khi có những trường hợp dù đã nhiễm vi-rút nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không bị phát hiện.
  • Có trường hợp mắc 2019-nCoV không có dấu hiệu rõ ràng như đại dịch SARS trước đó. Do đó, nếu có bất kì triệu chứng gì khác thường liên quan đến viêm hô hấp thì nên cân nhắc đưa đến bệnh viện để được xét nghiệm và tiến hành điều trị (nếu nhiễm bệnh).

2. Con đường lây lan của Virut Corona (nCOV)?

2.1. Cách thức lây lan của Virut Corona

viêm phổi Corona

  • Các báo cáo ban đầu chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp đã tiếp xúc trước với các môi trường có nguy cơ như chợ hải sản và động vật sống, cho thấy nguy cơ lây nhiễm có nguồn gốc từ động vật như dơi, rắn,..
  • Tuy nhiên, gần đây, một số bệnh lây truyền từ người sang người đã được báo cáo, trong các cụm gia đình và nhân viên y tế.
  • 2019-nCoV được lây truyền từ người sang người rất có thể là qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh, qua đường thở (nói chuyện, ho, hắt hơi) và qua vật thể và bề mặt bị ô nhiễm (ăn sau khi bắt tay, cầm, nắm vật dụng bị nhiễm vi-rút).

2.2. Chúng có thể lây lan trong khoảng cách địa lí như thế nào?

quốc gia bị dịch Corona

    • Các trường hợp đầu tiên của virus giống như viêm phổi đã được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Kể từ đó, vi-rút này đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn QuốcHoa Kỳ, Singapore, Saudi Arabia, Đài Loan.
    • Trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ được xác nhận vào ngày 21 tháng 1 tại một người đàn ông ở tiểu bang Washington, người gần đây đã đi du lịch đến Vũ Hán.
    • Vào ngày 24 tháng 1, các quan chức đã xác nhận trường hợp thứ hai ở một phụ nữ từ Chicago, người gần đây cũng đã đi đến thành phố Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều phải nhập viện.
    • Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đang điều tra hơn 60 người ở 22 tiểu bang về khả năng nhiễm virus mới, các quan chức cho biết ngày 24/1/2020, có 11 trong số những người này đã thử nghiệm âm tính với virus.
    • Gần đây nhất, ở TP.HCM (Việt Nam) vừa phát hiện 2 ca người Trung Quốc nhiễm vi-rút Corona

3. Vi rút Vũ Hán Corona sống được bao lâu bên ngoài? Vi-rút có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hay không?

  • Năm 2003, tỉ lệ ca mắc/tử vong của dịch SARS tại Việt Nam là 8%, thấp hơn so với 15% trung bình.
  • Thống kê cũng cho thấy xứ lạnh (như Canada) có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Điểm này cho thấy Virut Corona có thể không sống và lây bệnh tốt ở xứ nhiệt đới (nhiệt độ cao).
  • Một nghiên cứu khác từ Đại Học Hồng Kông năm 2011 cho thấy virus Corona có thể sống 5 ngày ở môi trường lạnh (22-25 ºC, 40-50% độ ẩm) nhưng khi nhiệt độ tăng lên 38-39 ºC (Việt Nam) thì khả năng sống sót của vi-rút này giảm hẳn.
  • Do đó, đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao dịch SARS năm 2003 có tỉ lệ lan rộng và tỉ lệ ca mắc tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia (có nhiệt độ cao, ẩm nhiều) thấp hơn tại Hồng Kông (vốn là nơi nhiệt độ thấp, ẩm ít).

4. Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán được người bệnh có bị nhiễm Corona (2019-nCoV)?

  • Nhiễm trùng 2019-nCoV được chẩn đoán bằng cách tìm thấy bằng chứng của vi rút trong các mẫu hô hấp như gạc từ cổ họng hoặc chất lỏng từ phổi.
  • Xét nghiệm tìm chủng vi rút 2019-nCoV được tiến hành trong các phòng thí nghiệm y tế công cộng.

5. Đã có phương pháp điều trị để cứu bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV này chưa?

  • Hiện tại không có cách điều trị cụ thể cho những người bị bệnh 2019-nCoV nhưng chăm sóc y tế hỗ trợ trong bệnh viện có thể cứu sống được.
  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh. Do chưa có phác đồ điều trị cho đến hiện tại, cho nên mọi người cần hết sức chú ý tuân thủ chặt chẽ các bước phòng ngừa và phát hiện bệnh. 

6. Tôi cần làm gì để có thể bảo vệ chính mình khỏi căn bệnh truyền nhiễm này?

bộ y tế vi rút corona

  • Thường xuyên làm sạch tay bằng cách chà tay bằng cồn hoặc xà phòng và nước;
  • Khi ho và hắt hơi, bạn nên che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy – vứt khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi dùng và rửa tay sau đó;
  • Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai bị sốt và ho;
  • Nếu bị sốt, ho và khó thở hãy tìm sự chăm sóc y tế sớm và thông báo với bác sĩ về thời gian cũng như các nơi đã đi du lịch trước đó;
  • Khi đến chợ hoặc các khu vực hiện đang gặp phải các trường hợp nhiễm corona vi-rút, tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật;
  • Tránh ăn các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín.
  • Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên được xử lý cẩn thận, để tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín.

6.1 Cách rửa tay đúng cách để bảo vệ khỏi dịch bệnh

  • Rửa tay sau khi ho hoặc nhảy mũi;
  • Vệ sinh tay ngay sau khi chăm sóc cho người ốm;
  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị đồ ăn;
  • Làm sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi đùa giỡn và vuốt ve động vật;
  • Nếu tay bẩn, rửa tay với nước và xà phòng. Nếu không thấy tay bẩn, nên rửa tay với cồn và nước rửa tay;

6.2 Vì sao ho phải che miệng?

Nếu không che miệng, vi rút có thể đi xa hơn 3m. Nếu chỉ che miệng bằng tay, virus vẫn có thể len qua khe ngón tay. Ngoài ra, nếu che bằng khuỷ tay, virus vẫn có thể đi xuống đất hoặc dính vào quần áo và tạo nguy cơ lây truyền.

Vì vậy, tốt nhất nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy.

7. Những ai dễ bị tăng nguy cơ nhiễm bệnh dịch 2019-nCoV?

  • Theo báo Bloomberg NY, có 24 người đã tử vong vì virus cúm Vũ Hán tính đến ngày 22/1/2020 và đến ngày 23/1/2020 cập nhật có 26 người tử vong.
  • Dựa vào các thống kê có được, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là  những người lớn tuổi, có bệnh mãn tính, hệ miễn dịch yếu, là những người dễ chết nhất vì cúm Vũ Hán.
  • Các loại coronavirus như 2019-nCoV đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu hơn, như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
  • Lưu ý, không có vắc-xin để bảo vệ mọi người khỏi nhiễm vi-rút coronavirus.
  • Thú cưng cũng có nguy cơ bị nhiễm vi rút corona, có thể dẫn đến bệnh và thậm chí tử vong.

8. Tình hình hiện tại về tình trạng viêm hô hấp cấp do 2019-nCoV?

  • Ngày 23/1, Việt Nam đã ghi nhận hai ca nhiễm virus corona đầu tiên. Hiện tại, các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
  • Các trường hợp mắc bệnh đã vượt ngoài phạm vi thành phố Vũ Hán, lan rộng đến các thành phố khác của Trung Quốc và một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ma-Cau, Hong Kong và Việt Nam.
  • Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc hôm nay xác nhận cả 15 người tử vong đều ở thành phố Vũ Hán, nơi khởi nguồn dịch viêm phổi do chủng virus mới thuộc họ Corona (nCoV). 180 ca nhiễm mới cũng được phát hiện ở tỉnh này, tăng số bệnh nhân nhiễm dịch viêm phổi tại Hồ Bắc lên 752 người.
  • Nguồn gốc của sự bùng phát virus Vũ Hán được xác định là một khu chợ bán hải sản và động vật sống như chó sói và mèo cầy hương. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa thị trường vào ngày 1 tháng 1.

Tóm lại, chủng vi rút 2019-nCoV là nguyên nhân  gây ra viêm phổi cấp, có thể đe dọa tính mạng của con người. Đặc biệt là người lớn tuổi, người suy yếu miễn dịch hoặc đồng lúc mắc nhiều bệnh. Không được xem thường loài vi rút này, vì khả năng lây lan quá nhanh, triệu chứng xuất hiện không rõ ràng. Và đặc biệt hơn cả chính là hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị Corona. Do đó, trường hợp người dân cảm thấy mình có triệu chứng như cảm cúm thì hãy cách ly ngay với mọi người xung quanh đồng thời tuân thủ các bước để giảm tình trạng lan truyền bệnh nhiễm.

Trường hợp nếu không mắc bệnh thì hãy tuân thủ chặt chẽ các bước để có thể ngăn ngừa căn bệnh nhiễm này có thể ghé thăm và hủy hoại sức khỏe bản thân bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy luôn ý thức và tuân thủ các bước để có thể bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người xung quanh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Đọc thêm thông tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.who.int/csr/sarsarchive/2003_05_07a/en/. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3265313/. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.who.int/health-topics/coronavirus. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/index.html. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/256521.php. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/guidance-prevent-spread.html. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.businessinsider.com/wuhan-virus-symptoms-2019-ncov-2020-1. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html. Ngày truy cập 25/1/2020. https://www.livescience.com/new-china-coronavirus-faq.html. Ngày truy cập 25/1/2020.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người