YouMed

Chuyên gia y tế giải đáp: Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng ở nam giới. Khi tinh hoàn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng ít nhiều để khả năng sinh sản, tình dục của mỗi người nam. Viêm tinh hoàn là một trong các bệnh lý có liên quan đến vấn đề này.Vậy viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Bạn hãy tiếp tục đọc bài viết để tìm câu trả lời nhé! 

Tổng quan về bệnh viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm một hoặc cả hai tinh hoàn của nam giới, thường do nhiễm trùng. Nó có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Đôi khi viêm tinh hoàn xảy ra do sự tiến triển của viêm mào tinh hoàn dẫn đến. Viêm mào tinh hoàn là một bệnh nhiễm trùng ống dẫn tinh ra khỏi tinh hoàn của bạn. Chúng tôi sẽ nói kĩ hơn về viêm mào tinh hoàn trong một bài viết khác. Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu xem viêm tinh hoàn có nguy hiểm không.

Dấu hiệu

Như đã nói ở trên, viêm tinh hoàn có thể xảy ra đồng thời đối với cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên, các triệu chứng đôi chỉ xuất hiện ở một bên của tinh hoàn. Trong nhiều trường hợp, viêm tinh hoàn là một tình trạng cấp tính. Có nghĩa là bạn sẽ đau đột ngột và dữ dội ở tinh hoàn, có thể lan đến vùng bẹn. Do đó, đau tinh hoàn và bẹn có thể xem là những triệu chứng đầu tiên mắc phải khi gặp căn bệnh này. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp những triệu chứng khác dưới đây. Những triệu chứng này có thể kèm hoặc kèm đau tinh hoàn.

  • Tinh hoàn mềm, có biểu hiện sưng, đổi sang màu đỏ hoặc màu tím;
  • Cảm giác nặng nề ở tinh hoàn sưng lên;
  • Đau ở bìu, bìu sưng to;
  • Có máu trong tinh dịch;
  • Xuất tinh cảm giác đau đớn;
  • Đau khi giao hợp;
  • Đau khi đi tiểu;
  • Các hạch ở vùng bẹn sưng lên;
  • Sốt cao, buồn nôn, ói mửa.
Tinh hoàn bị viêm
Tinh hoàn bị viêm

Như vậy, khi gặp những dấu hiệu kể trên, đặc biệt là đau tinh hoàn, có thể tinh hoàn của bạn đang bị viêm nhiễm. Tuy nhiên nó có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là xoắn tinh hoàn. Vì thế hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt khi có tình trạng tương tự.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của của viêm tinh hoàn là một trong các yếu tố giúp xác định xem viêm tinh hoàn có nguy hiểm không. Vi khuẩn hay vi-rút đề có thể gây ra viêm tinh hoàn. Các vi khuẩn thường gây viêm tinh hoàn bao gồm Escherichia coli, Staphilococcus và Streptococcus.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tinh hoàn là do vi-rút gây bệnh quai bị.Viêm tinh hoàn thường bắt đầu từ bốn đến sáu ngày sau khi bệnh quai bị bắt đầu. Phổ biến nhất ở các bé trai nhưng hiếm gặp với những trẻ dưới 10 tuổi. Một phần ba bé trai bị quai bị sẽ dấn đến viêm tinh hoàn và sau đó là tình trạng teo tinh hoàn. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là điều quan trọng đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là các bé trai.

Viêm tinh hoàn sau khi mắc quai bị
Viêm tinh hoàn sau khi mắc quai bị

Vi khuẩn gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây viêm tinh hoàn ở nam giới có hoạt động tình dục không an toàn. Chẳng hạn như bệnh lậu, giang mai, chlamydia. Thường xảy ra trong độ tuổi hoạt động tình dục từ 19 đến 35 tuổi. Bạn sẽ gặp rủi ro cao hơn khi có nhiều bạn tình và tham gia quan hệ tình dục không có các biện pháp bảo vệ.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm mào tinh hoàn cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tinh hoàn ở nam giới.

Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?

Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không tuỳ thuộc vào vào nhiều yếu tố. Các yếu tố ấy bao gồm: nguyên nhân, thời gian nhiễm bệnh, độ nặng của triệu chứng,…. Nếu bạn bị viêm tinh hoàn nhưng không đến bác sĩ để được tư vấn và tìm rõ nguyên nhân. Không được điều trị kịp thời có thể sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ của bản thân.

Các biến chứng có thể xảy ra

Khi bạn bị viêm tinh hoàn mà không tiếp nhận điều trị từ bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như:

  • Tinh hoàn bị ảnh hưởng và có thể sẽ teo lại (teo tinh hoàn).
  • Các mô bị nhiễm trùng có thể chứ đầy mủ (áp xe bìu).
  • Lượng testosterone được tạo ra sẽ ít hơn và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình. 

Đối tượng dễ mắc viêm tinh hoàn

Những đối tượng có hành vi tình dục có nguy cơ cao sẽ dễ bị viêm tinh hoàn. Những hành vi tình dục có nguy cơ cao bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Có bạn tình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Những bất thường bẩm sinh về đường tiết niệu cũng có thể làm tang nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn. 

Quan hệ không dùng bao cao su dễ dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn
Quan hệ không dùng bao cao su dễ dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn

Phòng tránh mắc bệnh viêm tinh hoàn

Một số trường hợp, viêm tinh hoàn không thể phòng tránh được. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn mắc các vấn đề về đường tiết niệu bẩm sinh. Tuy nhiên, bạn có thể tự bảo vệ bản thân chống lại những loại viêm tinh hoàn do vi-rút. Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị cho bản thân và con cái cũng là một các để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn. Duy trì hoạt động tình dục an toàn có thể giúp năng ngừa viêm tinh hoàn do vi khuẩn. Nên tìm hiểu về tình trạng của đối tác trước khi tiến đến quan hệ tình dục. Hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ. Những việc nãy sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn của bạn.

Tóm lại, viêm tinh hoàn của nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cách tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ khi bạn gặp các triệu chứng như đã kể ra ở trên. Bác sĩ sẽ giúp bạn có được điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bản thân!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Orchitis https://www.healthline.com/health/orchitis

    Ngày tham khảo: 15/08/2021

  2. Orchitis (Inflammation of the Testicle)https://www.webmd.com/men/inflammation-testicle-orchitis

    Ngày tham khảo: 15/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người