YouMed

Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Bác sĩ NGUYỄN ĐOÀN TRỌNG NHÂN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Chuyên khoa: Đa khoa

HPV là loài virus lây nhiễm hàng đầu qua đường tình dục. Chúng liên quan đến nhiều loại bệnh tật khác nhau mà nổi tiếng nhất trong số đó là Ung thư cổ tử cung và sùi mào gà. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có những đối tượng nhiễm HPV hoặc mắc bệnh do virus HPV gây ra dù chưa quan hệ tình dục lần nào.

Do đó, bài viết này sẽ cung cấp thêm 1 số kiến thức liên quan đến những nguyên nhân nhiễm virus HPV mà không liên quan đến quan hệ tình dục.

Nguyên nhân nhiễm virus HPV?

HPV là tên của một loài virus gồm hơn 100 chủng loại khác nhau. Khoảng 40 chủng HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Đây cũng là con đường lây nhiễm nhiễm chủ yếu của HPV.

HPV là virus lây truyền qua đường tình dục
HPV là virus lây truyền qua đường tình dục

CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở Mỹ) tuyên bố rằng 80% phụ nữ và 90% đàn ông đã quan hệ tình dục bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của họ. (1)


Ngoài nguyên nhân nhiễm virus HPV qua đường tình dục thì:

  • HPV cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con nếu mẹ bị nhiễm HPV ở đường sinh dục.
  • Việc tiếp xúc giữa da, niêm mạc cơ thể và các vật dụng chứa HPV trên bề mặt cũng có thể là nguồn lây quan trọng.

Nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm HPV:

  • Có nhiều bạn tình.
  • Bắt đầu quan hệ ở độ tuổi vị thành niên.
  • Hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ bị ung thư sau nhiễm HPV. Những người hút thuốc lá cũng dễ nhiễm HPV ở hầu họng hơn (tăng 2%).
  • Mắc phải những bệnh lý qua đường tình dục khác, đặc biệt khi không tuân thủ điều trị hoặc bỏ trị.

HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Người ta phát hiện những trường hợp người trẻ chưa quan hệ tình dục bị nhiễm HPV, có sùi mào gà. Điều này làm xuất hiện lên nhiều nghi ngờ về tình trạng nhiễm HPV không qua đường tình dục. Những con đường khác có thể là gì? Làm sao để phòng ngừa chúng.

Virus HPV tồn tại bao lâu ngoài môi trường không khí?

Trên bề mặt các vật dụng ẩm ướt:

Về mặt lây nhiễm:

Ở môi trường ngoài cơ thể, trong điều kiện ẩm ướt, HPV vẫn có thể lây nhiễm bệnh sau 7 ngày. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của chúng giảm đi 70%. Nếu HPV nằm trong một vết máu (hay huyết thanh) bên ngoài cơ thể, khả năng lây nhiễm của chúng chỉ giảm khoảng 50% sau 7 ngày.

Một điều thú vị rằng dịch tiết âm đạo tuy không tiêu diệt được HPV nhưng có thể làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh của chúng. Người ta thấy rằng, khi HPV tồn tại trong dịch tiết âm đạo ngoài cơ thể 7 ngày sẽ bị giảm khả năng lây nhiễm đi hơn 80%.

HPV virus là loài virus có tính ổn định rất tốt. Thời gian chúng có thể sinh sống bao lâu bên ngoài cơ thể là chưa rõ ràng.

Về mặt sinh tồn:

Hiện nay, các nhà khoa học chỉ chứng minh được khả năng lây nhiễm của loài virus HPV này có thể kéo dài đến 7 ngày ở môi trường ngoài cơ thể. Do đó, HPV virus có thể tồn tại lâu hơn hoặc ít nhất là bằng với thời gian này.

Do đó, các vật dụng như khăn tắm, đồ lót, băng vệ sinh, giấy vệ sinh… hoàn toàn có thể là nguyên nhân nhiễm virus HPV. Từ đó tăng khả năng lây lan HPV ra cộng đồng. Đặc biệt khi vật dụng cá nhân dây dính máu càng là nguồn lây đáng sợ.

Trong môi trường khô ráo:

HPV virus có khả năng chịu khí hậu nóng, khô khá tốt. Nhiều loại virus khác thường chết đi nhanh chóng dưới dạng môi trường khô nóng, ví dụ: Virus HIV/AIDS.

Dù vậy, khả năng lây nhiễm HPV giảm khoảng 90% sau 7 ngày ở môi trường khô ráo, thông thoáng khí.

Vậy tắm chung hồ bơi có thể gây lây nhiễm HPV không?

Câu trả lời là chưa rõ ràng!.

Bởi vì người ta tìm thấy DNA của HPV trong nước sông, nước thải. Tuy nhiên, không tồn tại DNA của HPV trong nước đã qua xử lý.

Các nhà khoa học cho rằng, HPV đã bám vào các mẫu da chết, phân hoặc nước tiểu để tồn tại trong các mẫu nước thải. Một nghiên cứu vào năm 2015 ở Ý đã xét nghiệm tìm DNA của HPV qua nhiều mẫu nước ở 2 con sông và ghi nhận khoảng 50% các mẫu xét nghiệm là dương tính.

Nước ở hồ bơi cũng có thể có DNA của HPV, điều này đã được một nghiên cứu khác chứng minh.

Tuy nhiên, chưa ai có thể kết luận HPV có thể lây qua việc tắm chung một hồ bơi hoặc sông, cũng như chưa ai kết luận được là nó không thể lây!. Vì vậy, chưa thể kết luận rằng tắm hồ bơi, ao hồ có phải là nguyên nhân nhiễm virus HPV hay không.

Hình minh hoạ virus HPV
Hình minh hoạ virus HPV.

HPV tồn tại trên các vật dụng y tế bao lâu?

Như đã nói, HPV có thể tồn tại ngay bên ngoài cơ thể. Cũng như có khả năng lây nhiễm sau thậm chí sau 7 ngày. Do đó, HPV hoàn toàn có thể tồn tại trên các vật dụng y tế liên quan!. Chẳng hạn như các công cụ thăm khám sản – phụ khoa.

Dĩ nhiên, HPV có thể lây nhiễm 7 ngày chỉ bao gồm các trường hợp không tiệt trùng dụng cụ. Ở bệnh viện, phòng khám, việc tiệt trùng dụng cụ là bắt buộc. Tuy nhiên, có một số dụng cụ y khoa vốn ít được chú trọng trong việc vô trùng. Do đó, dụng cụ y tế, đặc biệt là trong các khoa sản phụ có thể được coi là nguyên nhân nhiễm virus HPV.

Các dụng cụ có nguy cơ dây nhiễm HPV chủ yếu gồm:

  • Đèn của bàn soi sản phụ khoa. Đèn này sẽ được điều chỉnh trong quá trình thăm khám để bác sĩ dễ dàng quan sát. Do đó, khả năng lây nhiễm cao và ít khi được vô trùng.
  • Chai gel siêu âm sản khoa. Để siêu âm được, cần một loại gel hỗ trợ cho máy. Và bác sĩ sẽ bổ sung thêm gel trong quá trình siêu âm. Do đó, chai gel cũng có khả năng lây nhiễm và đây là dụng cụ ít được để ý vô trùng.
  • Dụng cụ soi cổ tử cung. Dụng cụ này được đưa vào bên trong âm đạo để quan sát âm đạo và cổ tử cung. Nó có tác dụng như một kính hiển vi để phát hiện các tổn thương nhỏ.
  • Mỏ vịt. Là dụng cụ giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ dễ dàng thăm khám sản khoa.
  • Đầu dò siêu âm sản phụ khoa. Đầu dò siêu âm thường được bọc bằng bao cao su, nhưng tỷ lệ “nổ bao” khi bọc đầu dò khoảng 0.5 – 2%. Đây có thể là nguồn lây bệnh nguy hiểm.

Có một vài điểm cần được nhấn mạnh:

Ở Mỹ, các dụng cụ y khoa liên quan đến khám sản phụ khoa ở các phòng khám tư nhân dễ lây nhiễm HPV hơn ở bệnh viện. Chưa có nghiên cứu so sánh vấn đề này giữa bệnh viện công và tư ở Việt Nam. Do đó, nên đến cơ sở y tế tin cậy để thăm khám, siêu âm.

Dụng cụ thăm khám ở phòng soi cổ tử cung dễ lây nhiễm hơn ở các khoa phòng khác. Nguyên nhân có lẽ do những bệnh nhân được soi thường mắc phải bệnh lý do HPV gây ra.

Vì vậy, dụng cụ y tế cần được tiệt trùng triệt để kỹ lưỡng để không trở thành nguyên nhân nhiễm virus HPV.

Virus HPV không thể sống trong môi trường nào? Cách phòng tránh

Dựa vào những hiểu biết ở trên về khả năng tồn tại của HPV. Ta dễ thấy HPV có khả năng sống kém ở môi trường khô ráo, thông thoáng hoặc nhiệt độ nóng.

Do đó, để phòng tránh HPV, ta cần: (3)

  • Tiêm phòng vaccine HPV.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng cách.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với nhau.
  • Vệ sinh bằng chất diệt khuẩn mạnh trên các vật dụng có khả năng dây dính dịch tiết, máu.

HPV là loài virus lây nhiễm thường gặp nhất qua đường tình dục, đây cũng là nguyên nhân nhiễm virus HPV thường gặp nhất. Tuy nhiên, một số người có thể bị nhiễm HPV dù chưa quan hệ tình dục bao giờ.

HPV có thể lây nhiễm bệnh lên đến 7 ngày khi chúng sống ở môi trường ngoài cơ thể.  

Trong môi trường y tế, cần phải tiệt khuẩn kỹ lưỡng các bề mặt vật dụng nguy cơ – nguyên nhân nhiễm virus HPV tiềm ẩn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Aida Petca, Andreea Borislavschi, Mona Elena Zvanca, Non-sexual HPV transmission and role of vaccination for a better future (Review), Experimental and Therapeutic Medicine

  2. Dah-Ching Ding, Ying-Cheng Chang, Hwan-Wun Liu, Tang-Yuan Chu, Long-term persistence of human papillomavirus in environments, Gynecologic Oncology 121 (2011) 148–151

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người