YouMed

Xuyên luyện tử: Công dụng của quả Xoan ta

bác sĩ nguyễn trần anh thư
Tác giả: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Xuyên luyện tử là quả của cây Xoan ta, một loại cây được trồng và mọc nhiều ở khắp nơi trên nước ta. Vỏ của cây Xoan được dùng phổ biến như một loại thuốc trị giun. Tuy nhiên, quả của cây thì vẫn còn chưa được biết tới như một vị thuốc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những điều cần biết về vị thuốc Xuyên luyện tử.

Tổng quan về Xuyên luyện tử

Xoan còn có tên khác là Sầu đông, Khổ luyện, Xoan trắng, Sầu đâu. Tên khoa học là Melia azedarach L., thuộc họ Xoan (Meliaceae).

Cây Xoan

Xoan là một cây cao to, có thể đạt tới độ cao 25 – 30 m. Vỏ thân xù xì, nhiều chỗ lồi lõm với nhiều vết khía học. Lá mọc cách 2 – 3 lần kép lông chim lẻ. Cuống lá chét ngắn, mép khứa răng cưa nông, mặt dưới lá và cuống có lông hình khiên. Cụm hoa hai ngả, cánh hoa màu tím nhạt, ống nhị màu tím.

Lá cây Xoan ta
Hình ảnh cây và lá của cây xoan ta

Vị thuốc Xuyên luyện tử

Xuyên luyện tử có dạng hình cầu với đường kính 2 – 3,2 cm. Bề mặt có màu vàng đến vàng nâu, hơi bóng, một vài vết lõm hoặc co rút, có các chấm màu nâu sẫm. Quả bên ngoài có da và thường tạo thành một ranh giới với thịt. Thịt mềm, màu vàng nhạt và dính khi ướt với nước. Lõi có hình cầu hoặc hình bầu dục, cứng, có 6 đến 8 cạnh dọc, được chia thành 6 đến 8 buồng và mỗi buồng chứa 1 hạt hình thuôn dài màu nâu đen. Tính độc, chua và đắng.

Chùm quả Xuyên luyện tử
Hình ảnh chùm quả Xuyên luyện tử

Thu hái và bào chế

Thu hái xuyên luyện tử

Nên chọn quả to hình cầu, dài 2,5 – 4 cm, rộng 2 – 3 cm. Khi già phơi khô có màu vàng nhạt chắc, không mốc mọt là tốt.

Bào chế xuyên luyện tử

Xuyên luyện tử

Loại bỏ tạp chất. Nghiền nát là dùng được.

Xuyên luyện tử sao

Lấy quả tốt, cắt thành những lát dày hoặc giã nát, cho vào nồi, sao bằng lửa nhỏ, lấy ra và để nguội. Lúc này, nó có màu nâu.

Thành phần hoá học

Các tài liệu cho thấy vị thuốc này có chứa toosendanin, alkaloid, kaempferol, melianone, lipomelianol, 21-O-acetyltoosendantriol, 21-O-methyltoosendan-pentaol.

Tác dụng dược lý

Hiện chưa thấy có nghiên cứu nào được công bố về tác dụng dược lý của quả Xuyên luyện tử. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu nói về hoạt chất từ vỏ cây Xoan ta này, hay còn gọi là vị thuốc Xuyên luyện.

Vị thuốc Xuyên luyện tử
Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tác dụng dược lý của Xuyên luyện tử

Công dụng và liều dùng

Công dụng

Theo Đông y, Xuyên luyện tử có vị đắng, tính lạnh và có độc. Dược liệu có công dụng giảm đau, sát trùng và trị giun. 

Tìm hiểu về một loại dược liệu khác có khả năng giảm đau: Hoàng nàn: Thảo dược giảm đau quý nhưng có độc.

Liều dùng

Thường dùng từ 6 g đến 8 g, phối hợp trong các bài thuốc với nhiều vị thuốc khác.

Bài thuốc kinh nghiệm từ xuyên luyện tử

Trị sưng đau dịch hoàn, đau bụng dưới

Bài thuốc Xuyên Luyện Thang: 

Chích thảo, Lệ chi hạch, Nga truật, Phá cố chỉ, Quất hạch, Sơn thù, Tam lăng, Thanh diêm, Thông thảo, Tiểu hồi, Xuyên luyện tử. Lượng bằng nhau, Cam thảo giảm nửa liều. Sắc uống lúc đói.

Trị đau thượng vị do lạnh

Hồi hương 8 g, Ngải diệp 4 g, Xuyên luyện tử 8 g. Sắc uống.

Lưu ý, kiêng kỵ

Theo một số tài liệu, quả của cây xoan ta có tính độc đối với một số đối tượng, trong đó có thể có trẻ em. Những triệu chứng khi ngộ độc loại quả này:1

Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng ghi nhận tình trạng ngộ độc dẫn đến tử vong khi sử dụng xuyên luyện tử. Triệu chứng dẫn đến tử vong của các con vật là tình trạng dây thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, viêm cấp tính dạ dày – ruột, gan xung huyết và phổi ứa máu.

Quả xoan chín độc hơn quả xoan còn non.

Tóm lại, Xuyên luyện tử là vị thuốc từ quả cây Xoan, có công dụng giảm đau, sát trùng, trị giun. Tuy nhiên, đây là một vị thuốc có chứa độc tính và chưa được sử dụng phổ biến. Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006). Phần 1, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập (Tập 2). NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Trang 1115.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người