YouMed

4 đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Sởi là bệnh dịch nguy hiểm do vi rút sởi gây ra. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Do vậy, vắc-xin Sởi là một trong những vắc-xin quan trọng mà mọi trẻ em nên được tiêm ở giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Sởi có thể mắc ở đối tượng nào?

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi để có cách bảo vệ bản thân.

Nguyên nhân chính gây bệnh sởi là do virus sởi. Chính vì thế với các đối tượng không có kháng thể chống lại vi rút sởi. Hoặc các đối tượng không tiêm vắc-xin phòng sởi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Hiện nay, các đối tượng dễ mắc bệnh sởi phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến ở những đối tượng như sau:1

  • Đối tượng là trẻ nhỏ do không còn nhận được hệ miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng trẻ vẫn chưa được tiêm vắc-xin phòng sởi.
  • Các trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
  • Một số đối tượng khác như thanh niên, người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa từng tiêm phòng vắc-xin sởi trước đây.

Tại các nơi như thành thị, khu dân cư đông người hoặc các đối tượng tại những vùng đang lưu hành dịch sởi,… Thì nguy cơ mắc bệnh sởi ở trẻ em là rất dễ xảy ra. Do đó, việc thực hiện tiêm phòng vắc-xin là điều cần thiết cho mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Các đối tượng có thể mắc bệnh Sởi
Các đối tượng có thể mắc bệnh Sởi

Có những loại vắc-xin sởi nào đang được sử dụng?

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Bên cạnh vấn đề này thì rất nhiều người quan tâm có bao nhiêu loại vắc-xin sởi được cấp phép sử dụng?

Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin ở dạng phối hợp nhiều loại như:

  • Vắc-xin sởi – rubella.
  • Vắc-xin sởi – quai bị – rubella.
  • Vắc-xin sởi – quai bị – rubella – thủy đậu.

Tại Việt Nam, hiện tại có 2 loại vắc-xin phòng sởi. Đó là:

Lưu ý, các vắc-xin này thường là vắc-xin sống giảm độc lực. Chế phẩm này thường được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi hòa tan.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế Việt Nam, thời gian phòng vắc-xin sởi là vào tháng thứ 9. Tiếp đó, đến tháng thứ 18 trẻ sẽ được nhắc lại vắc-xin phòng sởi – rubella (MR).2 Hơn nữa, theo chương trình tiêm chủng dịch vụ, trẻ có thể được tiêm chủng vắc-xin phối hợp sởi – quai bị – rubella sau khi tiêm sởi đơn lúc 9 tháng.

Việc tiêm ngừa vắc-xin sởi là việc rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và các đối tượng chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải trì hoãn, không thể tiêm loại vắc-xin này. Vậy ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi?

Bốn đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin phòng sởi

Bên cạnh việc biết được lợi ích của vắc-xin phòng sởi. Song, không phải đối tượng nào cũng sẽ được chỉ định tiêm phòng loại vắc-xin này. Do đó, ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi?

Những đối tượng dưới đây có thể cần phải trì hoãn hoặc không nên tiêm vắc-xin sởi:3

1. Đối tượng thứ nhất: Bị suy giảm miễn dịch

Không nên tiêm vắc-xin phòng sởi cho người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS). Hoặc các đối tượng đang phải điều trị với thuốc ức chế miễn dịch liều cao.

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Người bệnh đang xạ trị, mắc các bệnh ác tính cũng cần hoãn tiêm. Bên cạnh đó, các đối tượng đang sử dụng corticoid liều cao ≥ 2mg/kg/ngày hoặc đã từng sử dụng Immunoglobulin trước đó chưa được 3 tháng.

Không nên tiêm phòng vắc-xin sởi cho người chuyển sang giai đoạn AIDS. Tuy nhiên, có thể tiêm vắc-xin phòng sởi cho những người dương tính với HIV.

Giải đáp ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi
Giải đáp ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi

2. Đối tượng thứ 2: Bệnh về máu

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Nhóm tiếp theo không nên tiêm vắc-xin phòng sởi là người mắc bệnh rối loạn về máu.

Các trường hợp bị bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết cũng không nên tiêm. Ngoài ra, với các đối tượng có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết cũng nên hoãn tiêm.

Thêm một vấn đề cần lưu ý, không thực hiện tiêm phòng trên các đối tượng bị nhiễm lao đang tiến triển chưa được điều trị.

3. Đối tượng thứ 3: Người bị dị ứng

Không nên thực hiện tiêm phòng vắc-xin cho những người phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc-xin sởi trước đây. Hoặc không nên tiêm cho những đối tượng xuất hiện các phản ứng dị ứng với các thành phần có trong vắc-xin (gelatin, neomycin…).

Người bị dị ứng nghiêm trọng không nên tiêm vắc-xin phòng sởi
Người bị dị ứng nghiêm trọng không nên tiêm vắc-xin phòng sởi

5. Đối tượng thứ 4: đối tượng đặc biệt

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Nhóm đối tượng đặc biệt không nên thực hiện tiêm vắc – xin phòng sởi là phụ nữ có thai. Lưu ý, với các trường hợp sau khi tiêm vắc-xin sởi mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi.

Ngoài ra, cũng như các vắc – xin sống giảm độc lực khác, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng và tốt nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc – xin.

Ai không nên tiêm vắc-xin phòng sởi? Mặc dù việc tiêm vắc-xin sởi để chủ động phòng bệnh rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được chỉ định tiêm. Do đó, cần đến các trung tâm tiêm chủng, gặp bác sĩ đồng thời cung cấp các thông tin sức khỏe của bản thân một cách đầy đủ. Mục đích là để bác sĩ đánh giá, tư vấn và chỉ định tiêm phòng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả sau khi tiêm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Measleshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles

    Ngày tham khảo: 26/06/2023

  2. Thông tư 38/2017/TT-BYT Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộchttps://vbpl.vn/boyte/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=132237

    Ngày tham khảo: 26/06/2023

  3. Measles, Mumps, and Rubella (MMR) Vaccination: What Everyone Should Knowhttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mmr/public/index.html

    Ngày tham khảo: 26/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người