Đối tượng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan A
Nội dung bài viết
Hiện nay, bệnh viêm gan A vẫn chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh là điều cần được quan tâm. Tuy nhiên, có phải vắc-xin sẽ thích ứng và ngăn ngừa bệnh trên mọi đối tượng không? Ai nên tiêm viêm gan A? Sau khi tiêm vắc-xin chúng ta cần lưu ý điều gì? Hiểu đúng những điều này thì bạn mới có thể thực hiện tiêm phòng hiệu quả!
Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ?
Bệnh viêm gan siêu vi A là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở gan do virus viêm gan A gây ra. Mức độ có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Thời gian diễn biến bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Đây là bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác do thực phẩm, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm phân của người bệnh dù là với lượng rất nhỏ.
Theo thông tin thống kê, người bệnh viêm gan A nhập viện điều trị chiếm khoảng 20%. Con số này có thể được giải thích như sau: 5 người bệnh thì có 1 người nhập viện.
Vì bệnh dễ lây nhiễm đối với các đối tượng tiếp xúc gần như những người trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Do vậy, việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bản thân và các bé được bảo vệ an toàn.
Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi A
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trung bình sau 15-50 ngày sau khi nhiễm virus. Tình trạng này thường kéo dài <2 tháng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến 6 tháng và một số lại không có bất kì triệu chứng gì. Khi mắc bệnh viêm gan A, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt, cảm giác mệt mỏi.
- Bị mất cảm giác ngon miệng.
- Buồn nôn và nôn.
- Nước tiểu sậm màu.
- Xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt.
- Người bệnh bị đau bụng vùng hạ sườn bên phải. Đặc biệt nhất là khi ấn vào.
- Màu sắc: phân bạc màu và lỏng hơn bình thường.
Với trẻ em <6 tuổi thường nhiễm siêu vi A viêm gan A sẽ không có triệu chứng (70%). Trường hợp có thì thường trẻ không có biểu hiên vàng da. 70% trẻ lớn hơn và người lớn sẽ bị vàng da.
Để đánh giá chắc chắn liệu người bệnh có mắc bệnh viêm gan siêu vi A hay không. Các yếu tố cần có để chẩn đoán là
- Các triệu chứng bệnh
- Khám da và mắt để tìm dấu hiệu về gan hoặc khám bụng để xác định xem gan có to hơn bình thường hay không.
- Tiếp đến có thể cho làm xét nghiệm máu để xem hoạt động của gan. Xét nghiệm sẽ giúp đánh giá xem có biểu hiện bất thường gì ở gan hay không. Đồng thời có thể giúp xác định loại virus nào gây viêm gan.
Ai nên tiêm viêm gan A?
Việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh là cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên thực hiện tiêm chủng vắc-xin viêm gan A.
Những trường hợp nên tiêm ngừa bệnh viêm gan A
- Tất cả trẻ em >1 tuổi.
- Người bệnh có bệnh gan mạn tính.
- Các bệnh nhân được điều trị với yếu tố đông máu.
- Trẻ em hoặc vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A.
- Cần tiêm 2 liều vắc xin ít nhất 6 tháng hoặc có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác để phòng ngừa bệnh
- Đối tượng là trẻ em, liều đầu tiên có thể tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.
- Với những người có nguy cơ cao nhiễm viêm gan A cần nên tiêm phòng
Ai không nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan A
- Bị dị ứng nặng với mũi tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi A lần đầu.
- Hoặc có thể dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Lưu ý tất cả vắc xin viêm gan A có chứa nhôm và một vài loại thì có chứa 2-phenoxyethanol.
- Đối tượng đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng nên hoãn tiêm. Nếu trường hợp bệnh nhẹ thì có thể tiêm được.
Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc-xin viêm gan A
Thông thường các phản ứng sau tiêm sẽ xuất hiện sau khi tiêm phòng. Thường sau khi tiêm sẽ xuất hiện những phản ứng nhẹ, những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra.
Các triệu chứng nhẹ thường kéo dài từ 1 – 2 ngày với các biểu hiện
- Nhức đầu đều xảy ra ở cả trẻ em và người lớn
- Trẻ cảm giác chán ăn
- Đa phần người lớn lại có cảm giác mệt mỏi hơn
Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc – ai nên tiêm viêm gan A và cả những đối tượng không nên thực hiện tiêm phòng loại vắc-xin này. Hi vọng bạn đọc đã có liệu pháp phòng bệnh tốt nhất cho mình. Nếu có thắc mắc về vẫn đề tiêm phòng hay sức khỏe, hãy liên hệ cho bác sĩ để được giải đáp tận tình nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.