Tại sao bà bầu hay mơ ác mộng? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nội dung bài viết
Khi mang thai, phụ nữ sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nhất định. Trong đó, hiện tượng bà bầu hay mơ ác mộng khá phổ biến. Vậy đây có phải hiện tượng kỳ lạ? Vì sao lại có sự thay đổi như vậy? Trong bài viết sau đây, ThS.BS Phan Lê Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao bà bầu hay gặp ác mộng?
Trong giai đoạn thai kỳ, những giấc mơ (đặc biệt là ác mộng) sẽ thay đổi, hay mơ gặp ác mộng khi mang thai là một trải nghiệm không mong muốn của nhiều mẹ bầu. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này, bao gồm:
1. Thay đổi tâm trạng làm bà bầu hay mơ ác mộng
Sự thay đổi nội tiết tố trong ba tam cá nguyệt tác động rất lớn đến cơ thể mẹ và thai nhi. Trong đó, cảm xúc là một trong những thay đổi rõ rệt nhất. Mẹ bầu thường cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và nhạy cảm hơn so với trước kia. Những cơn ác mộng có thể là sự sắp xếp lại cảm giác nảy sinh thời kỳ mang thai, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Bởi lẽ, việc mang thai là khoảng thời gian đầy niềm vui và sự mong đợi khi người phụ nữ chuẩn bị làm mẹ. Dẫu vậy, họ cũng đối mặt với sự lo lắng và căng thẳng về quá trình chuyển dạ để đón chào thành viên mới. Vì thế, bà bầu hay gặp ác mộng. Vấn đề này thường gặp ở những người lần đầu làm mẹ hơn so với những người đã từng sinh con.
Xem thêm: Đau đầu khi mang thai: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu
2. Thay đổi thể chất làm bà bầu hay mơ ác mộng
Giấc mơ xảy ra vào giai đoạn cử động mắt nhanh – REM. Một đêm ngủ thường trải qua 4 – 5 giai đoạn này. Ở phụ nữ mang thai, số lần thức giấc nhiều hơn và giấc ngủ REM ít hơn.1 Mẹ bầu vừa phải làm quen với thể trạng mới, vừa trải qua cảm giác mệt mỏi ban ngày. Tất cả những yếu tố trên làm tăng nguy cơ gặp ác mộng khi ngủ. Những cơn ác mộng như một giải pháp xử lý sự mệt mỏi đó. Do đó, nhiều mẹ bầu có thể gặp ác mộng tần suất cao hơn nếu thường xuyên bị lo lắng.
Ngoài ra, nhiều hormone cũng thay đổi chất và lượng trong thời gian này. Khi ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, mức progesterone cao hơn bình thường.2 Lượng hormone này không chỉ tác động về mặt cảm xúc trong ngày mà còn làm gia tăng những cơn ác mộng.
Bà bầu hay mơ ác mộng có gây hại sức khỏe?
Trong hầu hết trường hợp, những cơn ác mộng thường thoáng qua. Nó được xem như một giải pháp giải tỏa cảm xúc. Những cơn ác mộng sẽ giảm dần vào cuối tam cá nguyệt thứ ba. Thay vào đó, những bà mẹ sẽ mơ về việc sinh nở.
Nhiều gia đình lo ngại rằng ác mộng sẽ làm bà mẹ rầu rĩ, buồn bã. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù có thể gia tăng triệu chứng trầm cảm khi mang thai, nhưng bà bầu hay gặp ác mộng có giai đoạn chuyển dạ ngắn hơn và giảm trầm cảm sau sinh.3 4
Tuy nhiên, khi thường xuyên phải chịu đựng những cơn ác mộng hay rối loạn giấc ngủ, các bà mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật.5 Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp không được điều trị chuyển sang cơn sản giật. Thai phụ có thể hôn mê, co giật do nhiễm độc máu tiến triển.
Nhiều bà mẹ có trải nghiệm tiêu cực này trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.5
Từ đó, cho thấy gặp ác mộng với tần suất nhiều lần sẽ ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu suốt thai kỳ. Vì thế phụ nữ khi mang thai cần hết sức lưu ý.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Những cơn ác mộng và giấc mơ khác do sự lo lắng tái diễn nhiều lần khi mang thai có thể là sự ngẫu nhiên hoặc do não bộ tiết ra những hormone căng thẳng. Dù vì lý do gì, giải pháp ngăn chặn hiện tượng bà bầu hay mơ ác mộng là vô cùng cần thiết. Sau đây là hai cách hiệu quả giúp bạn làm giảm tình trạng này, bao gồm:
1. Giải tỏa lo âu
Nói chuyện về những cơn ác mộng là cách giải quyết tốt nhất để giảm tần suất của chúng. Bạn có thể bày tỏ những sợ hãi về ác mộng với bác sĩ, người chồng hoặc người bạn thân tín của mình.
Thật lòng và cởi mở về cơn ác mộng có thể sẽ khiến bạn lo lắng hơn. Tuy nhiên khi bạn giải quyết chúng với người thân sẽ giúp bạn can đảm hơn. Họ sẽ chỉ ra cho bạn mối quan tâm thật sự của bạn là hết sức bình thường. Bạn cũng nên nhớ rằng nhiều bà mẹ cũng gặp phải tình trạng tương tự. Việc giải tỏa lo âu là mấu chốt tháo gỡ những nút thắt về ác mộng ở phụ nữ mang thai.
Xem thêm: Bật mí cho bạn những cách để ngủ không mơ thấy ác mộng
2. Vệ sinh giấc ngủ
Ngoài ra, việc nâng cao vệ sinh giấc ngủ cần đặc biệt lưu ý ở mẹ bầu. Những giải pháp đơn giản cải thiện chất lượng giấc ngủ và đẩy lùi ác mộng ở mẹ bầu như:
- Tuân thủ một thời gian ngủ cố định. Duy trì nhịp sinh học cố định sẽ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn. Từ đó tái tạo nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi ác mộng.
- Không uống chất lỏng trước khi đi ngủ. Bởi lẽ việc mang bầu đã tạo một ác lực lớn lên bàng quang. Điều này giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác muốn đi tiểu vào lúc giữa đêm.
- Giữ phòng tối, yên tĩnh và duy trì nhiệt độ dễ chịu. Tốt nhất bạn nên tắt tivi cùng các thiết bị phát sóng điện tử trong phòng, đồng thời kéo rèm cửa khi ngủ.
- Phụ nữ có thai có thể ngủ trưa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ giấc ngắn khoảng 30 phút thay vì giấc ngủ dài.
- Thực hiện các thói quen thư giãn lành mạnh. Ví dụ như hít thở sâu, đọc sách, nghe nhạc, sử dụng tinh dầu…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu hay mơ ác mộng. Đây không phải là hiện tượng kỳ lạ mà nó còn khá phổ biến. Sự lo lắng và hy vọng khi làm mẹ sẽ khiến bà bầu dễ hình thành ác mộng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của tình trạng này lên cả sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ khi gặp phải hiện tượng này. Do đó, việc loại bỏ những căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ sẽ giúp các bà mẹ đẩy lùi ác mộng và ngủ thêm ngon.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Sleep in Normal Late Pregnancyhttps://academic.oup.com/sleep/article/15/3/246/2749272
Ngày tham khảo: 16/12/2021
-
Changes in Sleep Characteristics and Breathing Parameters During Sleep in Early and Late Pregnancyhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6040782/
Ngày tham khảo: 16/12/2021
-
Emotional state and dreams in pregnant womenhttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0165178107001862
Ngày tham khảo: 16/12/2021
-
Can dreams during pregnancy predict postpartum depression?https://psycnet.apa.org/doiLanding?doi=10.1023%2FA:1023397908194
Ngày tham khảo: 16/12/2021
-
Sleep disturbances during pregnancy and adverse maternal and fetal outcomes: A systematic review and meta-analysishttps://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1087079221000216
Ngày tham khảo: 16/12/2021