Bạch truật: Vị thuốc chữa các chứng bệnh về tiêu hóa
Nội dung bài viết
Bạch truật hay đông truật, triết truật là phần rễ của cây Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz (AM). Một trong những vị thuốc bổ, điều trị các triệu chứng gọi là “Tỳ hư” gây ra ăn mất ngon, sôi ruột, tiêu chảy,… Bạch truật sở hữu một loạt các hoạt động sinh học. Chúng bao gồm cải thiện chức năng đường tiêu hóa, chống viêm, chống lão hóa, chống oxy hóa, chống loãng xương, kháng khuẩn và bảo vệ thần kinh.
Mô tả Bạch truật
Atractylodes macrocephala Koidz còn được gọi là Bạch truật (Trung Quốc), Baekchul (Hàn Quốc) và “Byakujutsu” (Nhật Bản), là một loại thảo dược lâu năm thuộc họ cúc.
Cây chủ yếu phân bố dọc theo ba dãy núi, bao gồm dãy núi Thiên Mục và Đại Bàn ở tỉnh Chiết Giang và dãy núi Mạc Phụ dọc biên giới của các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Bạch truật mọc ở những khu vực có rừng hoặc cỏ trên sườn núi hoặc đồi và thung lũng ở độ cao trên 600 m.
Cây có màu vàng xám nhạt hoặc màu vàng nhạt, xen nâu xám. Được thu hái vào mùa đông sau khi cây phát triển hơn hai năm. Thân và rễ dùng làm thuốc.
Y học cổ truyền nói gì về Bạch truật?
Bạch truật thuộc nhóm các dược liệu được nhắc nhiều nhất từ cổ chí kim. Từ “Ngũ thập nhị bệnh phương” thời Xuân thu chiến quốc. Đến “Nội kinh tố vấn”, “Thần nông bản thảo”, “Mạch kinh”, “Cư diên y giản” đều nói đến công dụng của bạch truật bao gồm điều trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, tiêu khát và ngôi thai bất thường.
Càng về sau, phân loại bạch truật được thể hiện rõ hơn bắt đầu từ thời nhà Tống “Tiên thụ lí thương tục đoạn bí phương”. Gồm bạch truật và can truật là 2 loại tương tự về mặt hình dáng nhưng công năng khác nhau. Hiện nay, y học cổ truyền chỉ chấp nhận vị bạch truật sử dụng để điều trị.
Thành phần hóa học của Bạch truật
Các nghiên cứu về phytochemical của AM đã tiết lộ sự hiện diện của các phytochemical bao gồm sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, steroid, benzoquinones.
Các sesquiterpenoids, polyacetylens và polysacarit là thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong bạch truật.
Công dụng Bạch truật
Bạch truật có hoạt động dược lý đa dạng. Chúng bao gồm: cải thiện chức năng đường tiêu hóa, chống viêm. Bên cạnh chống lão hóa, oxy hóa, chống loãng xương, làm trẻ đẹp. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng khuẩn, điều hòa hormone tuyến sinh dục và tác dụng chống co thắt. Hơn nữa, còn bảo vệ thần kinh như cải thiện bệnh Alzheimer, chống béo phì và điều hòa miễn dịch.
Các nghiên cứu dược lý hỗ trợ việc sử dụng bạch truật trong y học cổ truyền. Từ đó, có thể xác nhận việc sử dụng vị thuốc này để điều trị nhiều bệnh mạn tính. Trong số đó, cải thiện chức năng đường tiêu hóa và điều hòa miễn dịch rất là nổi bật.
Cải thiện chức năng đường tiêu hóa
Trong y học cổ truyền, “Tỳ hư” là một tình trạng các triệu chứng suy giảm hệ tiêu hóa như giảm sự thèm ăn, trướng bụng và tiêu chảy. Bạch truật có khả năng “Kiện tỳ” vì có thể điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn.
Bạch truật chứa nhiều polysacarit và atractylenolides. Polysacarit này thúc đẩy khả năng vi khuẩn đường ruột tiêu hóa đường khử. Mặc khác, kích thích sự phát triển của vi nhung mao và sự biệt hóa tế bào thành ruột.
Tác dụng điều hòa miễn dịch
Bột tán vị này có thể làm tăng sinh tế bào lympho ngoại biên, IgG trong huyết thanh, nồng độ IL-1 và IL-2. Cho thấy, vị này có thể cải thiện sự trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Ngoài ra, cải thiện phản ứng miễn dịch bằng cách tăng sinh Lactobacillus và tăng sinh tế bào lympho.
Trong đại thực bào, polysacarit trong AM thúc đẩy hoạt động thực bào và sản xuất NO, TNF-α và IFN -γ. Các polysacarit này cũng gây ra sự suy giảm chất ức chế kappa B. Những tác dụng này cho thấy rằng các polysacarit bạch truật có hoạt tính kích thích miễn dịch khá mạnh.
Bệnh chống Alzheimer và các hoạt động bảo vệ thần kinh
Chiết xuất từ AM có tác dụng cải thiện bệnh Alzheimer (AD). Trên mô hình thử nghiện, có thể giảm hàm lượng acetyl cholinesterase (AChE).
Atractylenolides và polyacetylen trong AM có tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ. Bao gồm 6 atractylenolides và 2 polyacetylen làm tăng tỷ lệ sống sót của các tế bào bị nhiễm độc thần kinh. Các atractylenolides cải thiện đáng kể hoạt động của tế bào và ức chế quá trình apoptosis. Những tác dụng này cho thấy atractylenolide có hoạt động bảo vệ thần kinh quan trọng.
Điều hòa nội tiết tố
AM được sử dụng rộng rãi để điều trị sự di chuyển bất thường của thai nhi. Do tác dụng điều hòa của hormone sinh dục mang tên hormone luteinizing (LH).
Kết hợp điện châm và bạch truật có thể làm tăng nồng độ estradiol trong huyết thanh và nồng độ Osteocalcin. Chiết xuất của AM có khả năng ức chế sự co bóp và tăng cường dòng Kali, Canci trong các tế bào cơ trơn của cơ thể người mang thai. Cho thấy AM có hoạt động giảm co tiềm năng.
Điều trị béo phì và tăng cường chuyển hóa năng lượng
Bạch truật đã được sử dụng từ lâu để điều trị bệnh béo phì, do công năng “kiện tỳ” thần thánh. Sử dụng AM trong 16 tuần dẫn đến giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, giảm lipid gan và mức cholesterol toàn phần trong huyết thanh.
Bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất ở cơ xương và mô mỡ. Hơn nữa, kích thích tế bào C2C12 làm tăng hấp thu glucose và giảm lượng axit béo tự do (FFA). Cho thấy, AM có thể kích thích chức năng ty thể và chuyển hóa năng lượng trong các mô cơ. Ngoài ra, ức chế biệt hóa tế bào mỡ và giảm biểu hiện của tế bào mỡ dẫn đến “hậu quả” mất lượng mỡ thừa.
Kiêng kỵ
- Theo sách Bản Thảo Kinh Sơ: Bạch truật tính táo, thận kinh lại hay bế khí do đó những người can thận có động khí không được dùng.
- Theo sách Trung Dược Đại Từ Điển: Những người âm hư, táo khát, khí trệ, đầy trướng, có hòn khối (bỉ) không dùng.
- Theo sách Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Người âm hư hỏa thịnh, thận hư cấm dùng. Tránh dùng bạch truật cùng với đào, lý, tùng, thái, thịt chim sẻ, thanh ngư.
- Sách Dược Phẩm Hóa Nghĩa: Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau do hỏa, mụn nhọt có nhiều mủ, người gầy đen mà khí thực phát ra đầy trướng thì không nên dùng.
Bạch truật là một loại dược liệu truyền thống có giá trị với nhiều công dụng. Những thành phần hóa học được phân tích góp phần củng cố việc sử dụng bạch truật trong y học cổ truyền. Phần lớn tác dụng dược lý đến từ sesquiterpenoids, polysacarit và polyacetylen. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi điều trị.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. Trang 391.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=407
-
Li C. Q. et al. (2007), "Screening for the anti-inflammatory activity of fractions and compounds from Atractylodes macrocephala koidz", (0378-8741).https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874107003790
Ngày tham khảo: 20/04/2020
-
Yang S. et al. (2020), "Network Pharmacology-Based Strategy to Investigate the Pharmacologic Mechanisms of Atractylodes macrocephala Koidz. for the Treatment of Chronic Gastritis", (1663-9812)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7000373/
Ngày tham khảo: 20/04/2020
-
Yao C. M. et al. (2014), "Bioactivity-guided isolation of polyacetylenes with inhibitory activity against NO production in LPS-activated RAW264.7 macrophages from the rhizomes of Atractylodes macrocephala", (1872-7573)https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874113007113
Ngày tham khảo: 20/04/2020
-
Zhu B. et al. (2018), "The traditional uses, phytochemistry, and pharmacology of Atractylodes macrocephala Koidz.: A review", (1872-7573)https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874118315964
Ngày tham khảo: 20/04/2020