YouMed

Bạn có biết vitamin B2 có tác dụng gì hay không?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Riboflavin (vitamin B2) là một loại vitamin tan trong nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể. Vậy bạn đã hiểu vitamin B2 có tác dụng gì chưa? Bài viết sau đây YouMed sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng của nó nhé!

Vitamin B2 có tác dụng gì?

Vitamin B2 giúp phân hủy protein, chất béo và carbohydrate. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vitamin B2 giúp chuyển đổi carbohydrate thành Adenosine triphosphate (ATP). Cơ thể con người sản xuất ATP từ thức ăn, và ATP tạo ra năng lượng khi cơ thể yêu cầu. Hợp chất ATP rất quan trọng để dự trữ năng lượng trong cơ bắp.

Nhưng riboflavin cũng được coi là có lợi trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị một số tình trạng y tế, bao gồm:

  • Chứng đau nửa đầu
  • Ngăn ngừa một số loại ung thư
  • Đục thủy tinh thể
  • Tiền sản giật
  • Co giật
  • Bệnh tim mạch
  • Sa sút trí tuệ
  • Duy trì màng nhầy của hệ tiêu hóa
  • Duy trì một lá gan khỏe mạnh
  • Chuyển đổi tryptophan thành niacin –  một acid amin
  • Giữ cho mắt, dây thần kinh, cơ và da khỏe mạnh
  • Hấp thụ và kích hoạt sắt, axit folic, vitamin B1, B3 và B6
  • Sản xuất hormone bởi tuyến thượng thận
  • Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể
  • Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở những nơi thường thiếu vitamin B2.

Một số công dụng của vitamin B2 thường được quan tâm đến như:

Chứng đau nửa đầu

Vtiamin B2 giúp giảm các triệu chứng của đau nửa đầu
Vtiamin B2 giúp giảm các triệu chứng của đau nửa đầu

Theo Viện Y tế Quốc gia của Hoa Kỳ, vitamin B2 đang cho thấy nhiều hứa hẹn như một phương pháp điều trị tiềm năng cho chứng đau nửa đầu. Đau nửa đầu thường tạo ra cơn đau dữ dội hoặc đau nhói ở một vùng trên đầu.

Những cơn đau đầu này đôi khi có trước hoặc kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú thoáng qua trước hoặc trong khi nhức đầu. Chứng đau nửa đầu do những thay đổi trong thân não hoặc mất cân bằng các chất hóa học trong não. Rối loạn chức năng ti thể cũng được cho là nguyên nhân của một số loại đau nửa đầu.

Vitamin B2 dường như giúp khắc phục sự mất cân bằng này bằng cách cải thiện hô hấp và sản xuất năng lượng trong ty thể của tế bào não, từ đó phòng ngừa tình trạng đau nửa đầu.

Ngăn ngừa ung thư

 

Vitamin B2 hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư
Vitamin B2 hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư

Ngoài ra, vitamin B2 còn hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư. Vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa tổn thương DNA do nhiều chất gây ung thư gây ra bằng cách hoạt động như một coenzyme với một số enzyme cytochrome P450 khác nhau.

Về cơ bản, ung thư là sự phá vỡ các chức năng của tế bào bình thường. Trong đó, các tế bào không còn trải qua quá trình apoptosis (chết theo chương trình của tế bào). Nếu điều này xảy ra, các tế bào có thể đột ngột sinh sản mất kiểm soát và hình thành các khối u.

Bằng cách ổn định cấu trúc của DNA tế bào, các nhà khoa học tin rằng vitamin B2 có thể giúp tránh được một số bệnh ung thư như ung thư thực quản và ung thư cổ tử cung.

Tình trạng “Homocysteinemia”

Homocysteine ​​là một acid amin phổ biến được tìm thấy nhiều trong máu. Khi lượng homocysteine tăng cao ​​(được gọi là homocysteinemia) có liên quan đến một loạt các tình trạng y tế bất lợi, bao gồm đột quỵ, sa sút trí tuệ, đau tim.

Thực phẩm bổ sung Riboflavin hàng ngày có thể làm giảm mức homocysteine ​​lên đến 40% ở một số người. Việc giảm homocysteine ​​có thể làm giảm các nguy cơ rối loạn nhận thức thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ mạch máu và động kinh…

Khi được kê đơn cùng với thuốc chống co giật, vitamin B2  làm giảm mức homocysteine ​​xuống 26%, đảm bảo kiểm soát cơn co giật tốt hơn.

Mức homocysteine ​​cao cũng có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai với đặc điểm là huyết áp tăng mạnh. Bổ sung vitamin B2, acid folic và vitamin B12 thường được sử dụng để giảm nguy cơ này.

Lượng vitamin B2 cần thiết hàng ngày

Vitamin B2 cần thiết cho mọi đối tượng
Vitamin B2 cần thiết cho mọi đối tượng

Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà lượng vitamin B2 sẽ khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 0,3 mg
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng: 0,4 mg
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 0,5 mg
  • Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 0,6 mg
  • Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 0,9 mg
  • Bé gái từ 14 đến 18 tuổi: 1,0 mg
  • Bé trai từ 14 đến 18: 1,3 mg
  • Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên: 1,1 mg
  • Nam giới từ 19 tuổi trở lên: 1,3 mg
  • Phụ nữ có thai: 1,4 mg
  • Phụ nữ cho con bú: 1,6 mg

Sử dụng vitamin B2 như thế nào?

Các chất bổ sung vitamin B2 được điều chế ở nhiều dang. Nó có sẵn dưới dạng viên nén, viên nang, viên sủi và chất lỏng. Những dạng này ban có thể sử dụng dễ dàng theo hướng dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng khi muốn bổ sung thêm vitamin B2.

Nếu bạn bị thiếu vitamin B2 trầm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc tiêm vitamin B2 tiêm bắp (vào cơ). Ngoài ra, vitamin B2 còn có thuốc nhỏ mắt theo toa được bác sĩ nhãn khoa sử dụng và các công thức vitamin B2 dạng tiêm để tiêm vào mắt.

Vitamin B2 có vai trò quan trọng với cơ thể . Tuy nhiên,  công dụng của vitamin B2 rất ích được mọi người chú ý đến. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vitamin B2 có tác dụng gì. Từ đó, bạn có thể góp phần cải thiện sức khỏe của bản thân mình hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/219561
  2. https://www.verywellfit.com/riboflavin-requirements-and-dietary-sources-2507043

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người