Tổng quan kiến thức về bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Nội dung bài viết
Ung thư xảy ra khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Có nhiều loại ung thư. Tế bào ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng đều có thể trở thành ung thư. Trong các loại ung thư, bệnh bạch cầu cấp dòng lympho khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư này, hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là gì?
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và tủy xương – mô xốp bên trong xương, nơi tại ra các tế bào máu. Hay cụ thể hơn, nó là một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu. Nó tiến triển nhanh chóng, mạnh mẽ và cần điều trị ngay lập tức.
Từ “cấp tính” trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho xuất phát từ thực tế là bệnh tiến triển nhanh chóng và tạo ra các tế bào máu chưa trưởng thành, chứ không phải là những tế bào trưởng thành. Từ “lympho” trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho dùng để chỉ các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho còn được gọi là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.
Hầu hết các trường hợp mang bệnh đều nhằm vào chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Trong đó, bệnh thường phổ biến nhất là ở trẻ em. Khoảng 85% các trường hợp ảnh hưởng đến trẻ em xảy ra ở người bệnh dưới 15 tuổi (chủ yếu ở độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi). Bên cạnh đó, nó ảnh hưởng đến các bé trai nhiều hơn một chút so với các bé gái. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở người lớn, mặc dù cơ hội chữa khỏi bệnh giảm đi rất nhiều.
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho khác với các loại bệnh bạch cầu khác. Các loại bệnh bạch cầu khác ví dụ như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính, bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính…
Nguyên nhân gây bệnh
Sự thay đổi di truyền (đột biến) trong tế bào gốc khiến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành được giải phóng vào máu.
Nguyên nhân gây ra đột biến DNA vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng các yếu tố nguy cơ đã biết bao gồm:
Đã từng hóa trị
Nếu đã từng hóa trị để điều trị một loại ung thư khác trong quá khứ, nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sẽ tăng lên. Rủi ro liên quan đến một số loại thuốc hóa trị. Chẳng hạn như giai đoạn và mức độ điều trị.
Hút thuốc
Những người hút thuốc có nhiều khả năng phát triển bệnh bạch cầu cấp tính hơn những người không hút thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba mẹ hút thuốc trong nhà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cấu ở con cái họ.
Béo phì
Một số nghiên cứu đã chỉ ra ràng những người quá cân có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cao hơn một chút so với những người có trọng lượng cân nặng bình thường.
Rối loạn di truyền
Một số ít trường hợp mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính ở trẻ em được cho là có liên quan đến rối loạn di truyền. Bao gồm cả hội chứng Down có hệ thống miễn dịch suy yếu, những người bị suy giảm miễn dịch (do nhiễm HIV hoặc AIDS hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch) có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cao hơn
Nhân tố môi trường
Nghiên cứu mở rộng đã được thực hiện để xác định xem các yếu tố môi trường sau đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu hay không:
- Sống gần nhà máy điện hạt nhân
- Sống gần đường dây điện
- Sống gần một tòa nhà hoặc cơ sở phát ra bức xạ điện từ. Chẳng hạn như cột điện thoại di động
Hiện tại không có bằng chắc chắn nào cho thấy rằng bất kỳ yếu tố môi trường nào trong số trên đều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
Dấu hiệu bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thường bắt đầu từ từ trước khi nhanh chóng trở nên nghiêm trọng khi số lượng tế bào bạch cầu chưa trưởng thành trong máu tăng lên.
Hầu hết các triệu chứng là do thiếu các tế bào máu khỏe mạnh. Các triệu chứng bao gồm:
- Da nhợt nhạt
- Cảm thấy mệt mỏi và khó thở
- Sốt
- Nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn
- Chảy máu bất thường và thường xuyên. Chẳng hạn như chảy máu nướu răng hoặc chảy máu cam nhiệt độ cao
- Đổ mồ hôi đêm
- Đau xương khớp
- Da dễ bầm tím
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau bụng do gan hoặc lá lách sưng to
- Chán ăn hoặc giảm cân không rõ nguyên nhan
- Phát ban da màu tím, các đốm đỏ li ti ngay dưới da (ban xuất huyết)
Nhiều triệu chứng xảy ra do cơ thể đang phản ứng với việc thiếu các tế bào máu khỏe mạnh. Tế bào bạch cầu chưa trưởng thành có thể tập trung chúng trong tủy xương.
Trong một số trường hợp, các tế bào bị ảnh hưởng có thể lây lan từ máu vào hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể gây ra các triệu chứng thần kinh (liên quan đến não và hệ thần kinh). Bao gồm:
- Đau đầu.
- Mệt mỏi hoặc suy nhược.
- Co giật hoặc bị ốm.
- Mờ mắt.
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Cảm thấy lạnh.
- Khó thở.
Xem thêm: Những dấu hiệu ung thư máu có thể bạn chưa biết
Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Họ sẽ khám sức khỏe để tìm các hạch bạch huyết bị sưng, chảy máu và bầm tím hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh bạch cầu, họ có thể làm các xét nghiệm, bao gồm:
- Xét nghiệm máu. Tổng công thức tế bào máu sẽ cho biết có bao nhiêu loại tế bào máu. Xét nghiệm phết màu ngoại vi kiểm tra những thay đổi về hình thái của tế bào máu.
- Xét nghiệm tủy xương. Bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào xương ở ngực hoặc hông và lấy ra một mẫu tủy xương. Chuyên gia giải phẫu bệnh sẽ xem xét nó dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
- Các xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm có thể cho bác sĩ biết liệu ung thư đã di căn hay chưa.
- Sinh thiết từ cột sống. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để lấy một chất lỏng từ xung quanh tủy sống. Chuyên gia giải phẫu bệnh sẽ xem xét nó để xem liệu ung thư đã di căn đến não hoặc tủy sống hay chưa
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu hoặc tủy xương để tìm những thay đổi trong nhiễm sắc thể hoặc tìm kiếm dấu hiệu trên tế bào ung thư. Kết quả sẽ cho họ biết thêm về loại bệnh bạch cầu mà bệnh nhân mắc phải và giúp họ lập kế hoạch điều trị.
Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Vì đây là một tình trạng ung thư phát triển nhanh chóng. Điều trị bệnh này thường bắt đầu vài ngày sau khi chẩn đoán.
Điều trị thường được thực hiện trong các giai đoạn sau:
- Điều trị thuyên giảm các triệu chứng. Giai đoạn đầu tiên của điều trị nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu trong tủy xương. Từ đó sẽ khôi phục sự cân bằng các tế bào trong máu và giải quyết bất thường triệu chứng nào.
- Điều trị củng cố. Giai đoạn này nhằm mục đích tiêu diệt bất kỳ bệnh bạch cầu nào còn sót lại.
- Điều trị duy trì. Giai đoạn này liên quan đến việc dùng các liều thuốc hóa trị thường xuyên để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Hóa trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm thuốc kháng sinh và truyền máu. Đôi khi, cấy ghép tế bào gốc cũng có thể cần thiết để điều trị bệnh.
Một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến triển vọng của những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là tuổi tác. Một người càng trẻ khi họ được chẩn đoán và bắt đầu điều trị thì triển vọng càng tốt. Vì vậy nếu gặp bất kì triệu chứng nào bất thường hay có yếu tố nguy cơ cao, bạn hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
ThS. BS. CKI Trần Quốc Phong
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Acute lymphocytic leukemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-lymphocytic-leukemia/symptoms-causes/syc-20369077
Ngày tham khảo: 07/06/2021