Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Nội dung bài viết
Hiện nay, trĩ là một căn bệnh phổ biến gây ám ảnh cho rất nhiều người. Người mắc bệnh trĩ thường có xu hướng ngại ngùng khi đi khám bệnh. Chính vì lý do đó, việc điều trị bệnh trĩ thường diễn ra vào giai đoạn trễ. Lúc đó trĩ không còn điều trị bằng thuốc mà phải can thiệp phẫu thuật. Ngoài những triệu chứng thường gặp mà trĩ gây ra. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bài viết sau của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ giải đáp cho câu hỏi này.
Tổng quan về bệnh trĩ
Trước khi đi vào vấn đề bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không thì chúng ta cần nhắc lại tổng quan về bệnh trĩ. Từ đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này.
Trĩ là tình trạng giãn phồng các tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn.
Tình trạng giãn phồng này do việc tăng áp lực thường xuyên lên vùng hậu môn trực tràng như táo bón, tiêu chảy, mang thai, ngồi nhiều, mang vác nặng,… Ngoài ra ở người già thường xuất hiện trĩ hơn vì sự thoái hoá, giảm sự nâng đỡ của mô đệm.
Trĩ có thể gồm trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là trĩ tắc mạch, gây ra tình trạng hoại tử, chảy máu rất nguy hiểm. Cũng cần phân biệt rõ trĩ triệu chứng và bệnh trĩ. Trĩ triệu chứng có thể gặp trong bệnh lý tăng áp lực vùng chậu, xơ gan,… Trong khi đó, bệnh trĩ là tình trạng sưng phồng các tĩnh mạch trĩ do sự suy yếu của vùng mô đệm hoặc thành mạch máu không do nguyên nhân khác gây nên. Trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu trực tràng.
Khi trĩ đang ở mức độ thấp, trĩ có thể biến mất nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng thuốc nhuận tràng hỗ trợ.
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Đối với phụ nữ không mang thai bị trĩ, việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh sản. Việc bị trĩ chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mất thẩm mĩ cho người bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ trước khi mang thai nên điều trị trĩ để tránh đem lại cảm giác khó chịu khi mang thai. Không ai muốn bị trĩ, tuy nhiên thực tế rằng phụ nữ mang thai mà một yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ. Bệnh trĩ phát triển thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt bệnh trĩ thường xuất hiện trong ba tháng giữa và trong một thời gian ngắn sau khi sinh con.
Như đã đề cập ở trên có hai loại bệnh trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại. Các triệu chứng mà phụ nữ mang thai mắc có thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại trĩ mà họ mắc. Ở phụ nữ mang thai, bệnh trĩ cũng không ảnh hưởng khả năng sinh sản. Tuy nhiên nó gây cho họ những triệu chứng khó chịu. Chảy máu, đi tiêu đau đớn, ngứa, sưng tấy hậu môn là những triệu chứng thường gặp.
Ngoài ra khi búi trĩ bị tắc mạch có thể gây hoại tử. Lúc này trĩ có thể nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Bệnh trĩ có thể biến mất hoàn toàn sau khi mang thai. Điều này càng khả thi nếu bạn có một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ khi mang thai
Bạn đã biết câu trả lời cho vấn đề bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không, phần nào đã yên tâm về căn bệnh này. Mặc dù không ảnh hưởng đến sinh sản nhưng nó gây nhiều phiền toái cho bạn. Biết được nguyên nhân gây ra trĩ khi mang thai sẽ giúp bạn phần nào tránh được những phiền toái không mong muốn. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai gồm:
- Tăng lượng máu dẫn đến các tĩnh mạch lớn hơn.
- Áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn từ em bé và tử cung phát triển.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Táo bón.
Tình trạng táo bón có thể do ngồi lâu, thay đổi nội tiết tố hoặc do uống sắt, ăn ít chất xơ, chủ yếu ăn thịt cá trong quá trình mang thai.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Có thể cố gắng giảm bớt hoặc ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển bằng một số cách sau:
- Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ, rau quả, trái cây.
- Uống nhiều nước để giúp phân mềm hơn.
- Đi cầu thường xuyên, tránh nhịn cầu.
- Tránh rặn mạnh và thường xuyên khi đi vệ sinh.
- Tránh ngồi lâu trên bồn cầu.
- Đi lại nhiều hơn bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng. Tránh ngồi lâu ở một vị trí.
- Nói chuyển với bác sĩ về việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào chế độ ăn để tránh táo bón.
Tóm lại, bệnh trĩ dường như không ảnh hưởng nhiều đến sinh sản. Tuy nhiên nó sẽ gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, việc cần làm là cần có một chế độ ăn nhiều rau xanh. Vận động nhiều, uống thật nhiều nước. Đặc biệt bạn nên khám thai định kỳ và nhận lời từ vấn của bác sĩ nếu bạn quá lo lắng về tình trạng trên.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Hemorrhoids During Pregnancy https://www.webmd.com/baby/hemorrhoids-during-pregnancy
Ngày tham khảo: 20/06/2021