YouMed

Các loại thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu được khuyên dùng

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt luôn cần được quan tâm khi quyết định dùng bất kì loại thuốc nào. Vậy việc sử dụng thuốc nhỏ mắt ở đối tượng này có được không? Trường hợp trong tình trạng bệnh đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc hoặc tắc mạch máu võng mạc thì cần dùng những loại thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu nào?

Mang thai có dùng được thuốc nhỏ mắt không?

Nguyên tắc khi dùng thuốc trên các đối tượng phụ nữ mang thai: không nên dùng bất kỳ thuốc gì trong thời kỳ mang thai trừ khi đã được chỉ định. Những thuốc được chỉ định có thể bao gồm vaccin phòng uốn ván, viên sắt, axit folic…

Thuốc nhỏ mắt cho bà bầu

Đối với thuốc nhỏ mắt, rất nhiều thuốc ảnh hưởng không tốt cho thai. Lưu ý đặc biệt nhất là thai ở giai đoạn từ 0-3 tháng. Do đó, nên tránh hoặc hạn chế tối đa dùng thuốc đối với bệnh nhân đang có thai trong 3 tháng đầu.

Tuy nhiên trong những tình huống cụ thể như mẹ bầu bị đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc hoặc tắc mạch máu võng mạc… thì vẫn phải dùng thuốc.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí là bất khả kháng cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Vì bệnh có thể gây giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mù. Do đó, thăm khám với bác sĩ sẽ giúp bạn có lời khuyên và yên tâm với việc dùng thuốc hơn.

Đối với độc tính của thuốc nhỏ mắt trên thai nhi, sắp xếp theo độc tính tăng dần thì cụ thể:

Kháng sinh < thuốc kháng viêm corticoid < thuốc kháng viêm không steroid < thuốc điều trị glaucom < thuốc kháng nấm < thuốc kháng vi-rút

Các loại thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu theo nhóm bệnh

1. Đau mắt đỏ

Thuốc nhỏ mắt Hylene

Thành phần

  • Hyaluromat Natri: 1 mg/ml.
  • Tá dược: vừa đủ.
thuốc nhỏ mắt hylene 5 ml
Thuốc nhỏ mắt Hylene 5 ml

Công dụng

Điều trị tổn thương biểu mô giác, kết mạc do nội tại do các hội chứng:

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị khi mắt bị các tác động bên ngoài:

  • Do dùng thuốc.
  • Phẫu thuật.
  • Mắt bị chấn thương.
  • Đeo kính áp tròng.

Liều dùng và các lưu ý:

  • Liều lượng sử dụng: nhỏ mắt với liều 1 giọt/ lần, có thể dùng từ 5 – 6 lần/ ngày.
  • Có thể thay đổi tùy triệu chứng bệnh.
  • Thuốc có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như rát mắt, chảy nước mắt do kích ứng,… Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì nên báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Thuốc nhỏ mắt Toeyecin

Toeyecin là loại thuốc nhỏ mắt dành cho các đối tượng đang mắc các vấn đề về mắt như:

  • Các tình trạng viêm ở các vị trí như mi mắt, túi lệ, kết mạc, giác mạc.
  • Người bệnh bị loét giác mạc.
  • Hoặc còn dùng để trị lẹo mắt.

thuốc nhỏ mắt toeyecin

Thành phần trong công thức của thuốc nhỏ mắt Toeyecin:

  • Tobramycin với hàm lượng 3 mg.
  • Tá dược vừa đủ.

Công dụng của thuốc nhỏ mắt Toeyecin:

  • Thuốc nhỏ mắt giúp giảm viêm mi mắt, viêm túi lệ, lẹo mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc.

Liều dùng và cách dùng:

  • Mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt.
  • Số lần sử dụng: 5 – 6 lần/ ngày (mỗi lần nhỏ cách 4 giờ).
  • Nên nhỏ thuốc vào mắt bị viêm.

2. Viêm loét giác mạc

Thuốc nhỏ mắt Sancoba

  • Nơi sản xuất: Nhật Bản.
  • Công ty sản xuất: Công ty Santen Pharmaceutical. Co.
  • Dung tích: 5 ml.
  • Giá tham khảo: khoảng 48.000 VNĐ.
sancoba
Thuốc nhỏ mắt Sancoba 5 ml trong điều trị viêm loét giác mạc

Công dụng

  • Trong thành phần thuốc nhỏ mắt Sancoba có chứa hoạt chất Cyanocobalamin hay còn gọi là vitamin B12.
  • Vitamin B12 đóng vai trò hỗ trợ tăng trưởng, giúp tái tạo tế bào. Đồng thời giúp tạo máu, nucleoprotein và tổng hợp myelin.
  • Không những vậy, vitamin B12 cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo, chuyển hóa carbohydrate, cũng như tổng hợp protein.
  • Chỉ định trong điều trị: sử dụng nếu viêm loét giác mạc, giác mạc bị tổn thương, mỏi mắt, khô mắt. Không những vậy, thuốc còn giúp phòng ngừa các bệnh về mắt.
  • Dung dịch nhỏ mắt Sancoba tương đối an toàn và lành tính.

3. Tắc mạch máu võng mạc

Trước hết, tình trạng tắc mạch máu võng mạc được hiểu là bệnh lý mạch máu võng mạc biểu hiện sự ngừng trệ tuần hoàn trở về ở võng mạc.

Khi điều trị có rất nhiều hướng và tùy vào từng đối tượng cụ thể và đặc điểm của bệnh mà được điều trị theo các hướng khác nhau. Phương pháp điều trị tình trạng tắc tĩnh mạch thể lành tính được đề cập dưới đây chỉ liên quan đến can thiệp về thuốc.

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn như Ginkgo biloba.
  • Sử dụng thuốc giảm tình trạng phù nề: Alpha chymotripsin.
  • Kháng kết tập tiểu cầu và giảm độ quánh của máu: Acid Acetyl salicylic.
  • Tăng cường bền vững thành mạch máu như vitamin C.
  • Các thuốc kháng viêm chứa Cortisol.
  • Thuốc tiêu huyết khối (Streptokinase, Urokinase) hay thuốc tan huyết khối (Thrombolytic Agents).

Lưu ý tình trạng tắc mạch máu võng mạc rất khó phát hiện vì không gây đau hay nhức mắt. Đặc biệt đối tượng là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế các sự can thiệp nội khoa. Do đó, nếu mẹ bầu nghi ngờ mắc bệnh cần phải đến trực tiếp gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, sẽ được bác sĩ chỉ định việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn sau khi đã cân nhắc cẩn thận.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trên đối tượng phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bài viết có cung cấp các thông tin về các loại thuốc nhỏ mắt đang được dùng cho đối tượng mang thai được tin dùng phổ biến ngày nay để người dùng tham khảo và lựa chọn.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng nào bất thường khi dùng thuốc nhỏ mắt để có thể được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người