Lưu ngay cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả
Nội dung bài viết
Nhổ răng ở người trưởng thành là một thủ thuật nha khoa phổ biến, thường trong các trường hợp: răng khôn mọc lệch, sâu răng nặng, niềng răng… Chảy máu sau khi nhổ răng là một trong những tình trạng thường xuyên gặp phải. Vậy, chảy máu sau khi nhổ răng có nguy hiểm không? Bao lâu thì ngừng chảy máu? Cách cầm máu sau khi nhổ răng nào hiệu quả? Tất cả sẽ được Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc giải đáp qua bài viết sau. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Chảy máu sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?
Chảy máu sau khi nhổ răng là một trong những tình trạng thường gặp. Đây cơ chế bình thường, góp phần tự chữa lành của cơ thể. Chảy máu giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm nguy cơ viêm xương ổ răng.
Thông thường, bạn sẽ được nha sĩ đặt gạc lên vị trí nhổ răng. Gạc sẽ giúp hình thành cục máu đông và làm chậm quá trình chảy máu.
Chảy máu sau khi nhổ răng có thể do cơ địa bệnh nhân hay do thuốc. Bạn sẽ có thể bị chảy máu sau khi nhổ răng trong 24 giờ đầu. Có nhiều cách giúp kiểm soát cũng như cầm máu trong trường hợp này bao gồm cả can thiệp y tế.1
Những cách cầm máu khi nhổ răng
Trong 24 giờ đầu, có một số cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà đơn giản cho người bệnh như sau:1 2
1. Cố định vị trí băng gạc
Đây là cách cầm máu sau khi nhổ răng thường dùng. Sau khi nhổ răng, bạn thường sẽ được đặt gạc lên vị trí nhổ. Miếng gạc tạo áp lực và giúp cầm máu sau khi nhổ răng. Hãy ấn liên tục lên miếng gạc bằng các cắn miếng gạc xuống. Cắn miếng gạc một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương chỗ nhổ răng. Khi nhận được miếng gạc khác, hãy thay sau vài giờ nhổ răng và sử dụng liên tục. Thay gạc trước khi chúng thấm máu. Nếu máu vẫn chảy, bạn có thể hỏi ý kiến nha sĩ bằng việc thay gạc bằng một túi trà lạnh. Các chất trong trà có khả năng co mạch máu và thúc đẩy đông máu.
2. Không tác động lên vị trí cục máu đông
Khi cục máu đông dần hình thành, không tác động lên vị trí cục máu đông. Một số điều cũng có thể vô tình tác động lên cục máu đông. Ví dụ: uống bằng ống hút, khạc nhổ hay hút thuốc, súc miệng. Những điều này thường tạo lực hút trong miệng kéo máu ra hay tác động cục máu đông. Điều này làm tăng khả năng chảy máu. Bên cạnh đó, việc hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
3. Ăn thức ăn mềm, lỏng
Sau khi nhổ răng, hàm có thể tê do thuốc gây tê cục bộ. Một số thức ăn giòn và cứng, đồ ăn dính răng cũng có thể tác động đến cục máu đông. Nên ăn các thức ăn mềm và lỏng dễ nuốt. Một số thực phẩm mà bạn nên dùng như cháo, súp,…
Một số thức ăn lạnh cũng giúp mang lại cảm giác dễ chịu, giảm đau nhức, co mạch máu như sữa chua, sinh tố … Tránh các thức ăn và chất lỏng nóng, cay chua. Các thực phẩm nóng cay chua có thể làm tan cục máu đông đang hình thành. Các thực phẩm có lượng đường cao cũng dễ làm viêm nhiễm vết nhổ răng.
4. Chườm lạnh ở má
Chườm lạnh xung quanh vị trí nhổ ngoài giảm triệu chứng sưng đau thì còn hỗ trợ cầm máu sau khi nhổ răng. Chườm lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, giảm chảy máu.
5. Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng
Nghỉ ngơi là điều cần thiết sau bất cứ phẫu thuật nào. Trong trường hợp nhổ răng, nhịp tim tăng có thể gây tình trạng chảy máu nặng hơn và khó chịu. Nghỉ ngơi và tránh tập thể dục, vận động nặng 2-3 ngày sau nhổ răng. Tham khảo ý kiến nha sĩ/bác sĩ hay người có kiến thức chuyên môn để lên lại kế hoạch tập thể dục hợp lý.
6. Kê cao đầu
Khi nằm xuống, kê cao đầu bằng gối và tránh nằm thẳng. Có thể kê gối cao hơn bình thường một chút. Việc nằm thẳng có thể kéo dài thời gian chảy máu.
7. Hạn chế rượu và các sản phẩm chứa cồn
Rượu bia hay các sản phẩm chứa cồn ảnh hưởng đến sự hồi phục cũng như gia tăng tổn thương, khả năng nhiễm trùng. Không nên uống bất kì thức uống nào có cồn trong 24 giờ sau khi nhổ để vết nhổ ổn định.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Mặc dù chảy máu trong 24 giờ sau khi nhổ răng không đáng quan ngại. Nhưng thường thì chỉ chảy máu trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Lưu ý rằng, việc thấy máu trong nước bọt hoặc gạc có thể không do còn chảy máu. Máu có thể xuất phát từ cục máu đông đã hình thành. Cẩn thận kiểm tra lại và gọi bác sĩ/ nha sĩ để được can thiệp và tư vấn khi thực sự vẫn còn tình trạng chảy máu sau 24 giờ. Trường hợp khác khi không thể kiểm soát cơn đau dù đã uống thuốc hay chảy máu nhiều hơn sau 4 giờ đầu, cũng cần nhanh chóng liên hệ nha sĩ/ bác sĩ.2
Bên cạnh đó, nếu sốt trên 38°C hay có dấu hiệu chảy mủ xung quanh chỗ nhổ răng, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn hãy nhanh chóng liên hệ nha sĩ để được kiểm tra tình trạng và có hướng xử trí phù hợp.
Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng
Có thể mất vài tuần để hồi phục sau khi nhổ răng. Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng. Bạn hãy giữ răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng nhẹ nhàng với nước kháng khuẩn 2-3 lần/ngày. Bạn có thể mua nước kháng khuẩn tại nhà thuốc hoặc tự pha (hòa tan 9 gam muối tinh khiết trong 1 lít nước cất). Tránh chải trực tiếp lên vị trí nhổ nhằm tránh làm tổn thương. Chăm sóc răng miệng cẩn thận giúp hạn chế nhiễm trùng và mau lành chỗ nhổ.
Lưu ý: Không súc miệng bằng nước ấm và súc miệng trong ngày đầu nhổ răng. Điều này có thể làm tan, xáo trộn cục máu đông đang hình thành và làm tăng chảy máu.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng và một số cách cầm máu sau khi nhổ răng. Vấn đề chảy máu sẽ thường hết sau 24 giờ. Nếu máu vẫn chảy sau 24 giờ và không kiểm soát được cơn đau, bạn hãy liên hệ ngay nha sĩ/bác sĩ để được hỗ trợ nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tooth Extractionhttps://my.clevelandclinic.org/health/treatments/22120-tooth-extraction
Ngày tham khảo: 22/01/2023
-
Pulling a Tooth (Tooth Extraction)https://www.webmd.com/oral-health/guide/pulling-a-tooth-tooth-extraction
Ngày tham khảo: 22/01/2023