Rượu bia và những tác hại
Nội dung bài viết
Rượu là chất có thể gây ra cả những thay đổi cấp tính và mãn tính trong hầu hết hệ thống hóa học thần kinh. Do đó, nghiện rượu có thể gây ra những triệu chứng tâm thần nhất thời như trầm cảm, lo âu và loạn thần. Khi sử dụng lâu dài, lượng rượu nạp vào sẽ càng ngày càng tăng để đáp ứng cho cơ thể bởi hiện tượng dung nạp rượu. Do đó, ngưng dùng rượu đột ngột có thể gây ra hội chứng cai đặc trưng với các triệu chứng mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, bứt rứt và cảm giác lo âu.
1. Bệnh đi kèm
Một người rối loạn sử dụng rượu thường đi kèm với những rối loạn tâm thần khác như rối loạn sử dụng chất, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu. Mặc dù số liệu còn tranh cãi, nhưng hầu hết ý kiến cho thấy rằng người rối loạn liên quan đến sử dụng rượu có nguy cơ tử vong cao hơn so với dân số chung.
2. Nguyên nhân
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định uống rượu. Khởi đầu sử dụng rượu liên quan lớn đến xã hội, tôn giáo và yếu tố tâm lý. Gen cũng có thể ảnh hưởng.
-
Về mặt tâm lý:
Có nhiều giả thuyết liên quan đến sử dụng rượu bia để giảm căng thẳng, tăng cảm giác là người có quyền lực và giảm nỗi đau tâm lý. Có một điều thú vị khi quan sát những người nghiện rượu. Rượu bia làm giảm cảm giác lo lắng và giúp họ đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Ở những người không nghiện rượu, lượng rượu uống vào thấp giúp giảm những căng thẳng trong xã hội, tâm trạng cảm thấy tốt hơn và làm tăng giao tiếp trong xã hội. Tuy nhiên, khi uống một lượng rượu lớn lại làm tăng căng thẳng, tăng lo âu.

-
Lịch sử thơ ấu:
Nhiều yếu tố tác động từ ba mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, lịch sử tăng động, giảm chú ý, rối loạn hành vi cũng có thể ảnh hưởng.
-
Yếu tố gen:
Những người có người thân nghiện rượu tăng nguy cơ nghiện rượu gấp 3 – 4 lần.
Tìm hiểu tiếp phần 2 của bài viết: Rượu bia và những tác hại (Phần 2)
3. Hấp thu rượu bia
Khoảng 10% rượu sẽ được hấp thu ở dạ dày, còn lại ở ruột non. Nồng độ rượu trong máu đạt đỉnh trong 20 – 90 phút tùy thuộc vào uống khi đói (hấp thu nhanh) hoặc uống khi ăn (hấp thu chậm). Thời gian đạt nồng độ trong máu còn tùy thuộc vào tốc độ uống. Nếu uống nhanh thì tốc độ đạt nhanh, uống chậm thì thời gian lâu hơn.

Cơ thể có biện pháp bảo vệ lại sự quá tải của rượu. Ví dụ như nếu nồng độ rượu uống vào bị tích trữ dưới dạng không tiêu hóa trong dạ dày sẽ dẫn đến nôn ói.
Rượu là chất tan trong nước nên sẽ thấm qua mọi tế bào trong cơ thể. Ngộ độc rượu càng cao khi nồng độ rượu càng cao.
4. Tác động của rượu bia lên các cơ quan trong cơ thể
- Tác động lên não: Gây rối loạn các chất chuyển hóa trên não và gây rối loạn hành vi.
- Hệ thống cơ quan khác: Gây tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipoprotein, triglyceride và tăng nguy cơ cho nhồi máu cơ tim và bệnh lý mạch máu não. Uống rượu nhiều kéo dài làm tăng nguy cơ gây ung thư như ung thư thực quản, dạ dày, ruột, gan, phổi. Ngộ độc rượu cấp có thể gây hạ đường huyết và đột tử.
- Tác động lên gan: Liên quan đến tổn thương gan do rượu, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan.
- Tác động lên hệ tiêu hóa: Uống rượu nhiều trong thời gian dài liên quan đến viêm thực quản, viêm dạ dày, giảm axit dạ dày và u dạ dày. Dãn tĩnh mạch thực quản, viêm tụy, u tụy uống rượu nhiều có khả năng ức chế hấp thu dinh dưỡng như vitamin và amino acids, đặc biệt là vitamin B.
Trên đây là một số những tác hại của bia rượu khi vào cơ thể chúng ta. Nên uống chừng mực để có một sức khỏe tốt nhé!
Mặc dù tình trạng dị ứng, bất dung nạp bia rượu thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể thảo luận với bác sĩ khi đi khám. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé: Các lưu ý khi đến khám Dị ứng bia rượu
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Benjamin James Sadock, Virginia Alcott Sadock, Pedro Ruiz. KAPLAN & SADOCK'S SYNOPSIS OF PSYCHIATRY, page 624-634.