YouMed

Tê tai: Những nguyên nhân thường gặp

thạc sĩ bác sĩ trần thanh long
Tác giả: ThS.BS Trần Thanh Long
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Bạn cảm thấy tê như bị châm chích ở một hoặc cả hai tai? Bạn lo lắng không hiểu tại sao mình lại bị như vậy? Đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý mà bạn cần đi khám bác sĩ. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về cảm giác tê ở tai nhé!  

1. Các nguyên nhân thường gặp gây ra cảm giác tê ở tai  

1.1 Tổn thương thần kinh cảm giác 

Thần kinh cảm giác vận chuyển các thông tin về cảm giác từ các bộ phận trên cơ thể về não. Ví dụ, khi tai bạn thấy lạnh khi đi ra ngoài vào mùa đông, cảm giác này có được nhờ thần kinh cảm giác. 

Nếu thần kinh cảm giác ở tai bị tổn thương, tai của bạn sẽ gặp vấn đề về cảm giác. Điều này gây ra cảm giác châm chích còn gọi là dị cảm, cuối cùng làm cảm giác tê bì.  

Tổn thương thần kinh cảm giác là nguyên nhân thường gặp gây cảm giác tê ở tai. Tổn thương này có thể là do chấn thương ở tai hoặc thậm chí là do xỏ lỗ tai. 

1.2 Nhiễm trùng tai giữa

Tai giữa là phần tai nằm phía trong màng nhĩ. Nếu tai giữa bị nhiễm trùng, bạn cũng có thể có cảm giác tê ở tai. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác như: 

  • Nghe kém 
  • Đau tai
  • Cảm giác nặng tai 
  • Chảy mủ tai 

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đầy đủ có thể diễn tiến kéo dài và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nếu nghi ngờ, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra kĩ lưỡng bên trong tai.

Nhiễm trùng tai giữa

1.3 Nút ráy tai   

Sự hiện diện của ráy tai là bình thường. Ráy tai có thể giúp bảo vệ tai khỏi các chất bẩn, vi khuẩn và bụi. Bình thường ráy tai có thể tự đào thải dần dần ra khỏi tai. 

Nút ráy tai xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều ráy tai hoặc ráy tai bị đẩy quá sâu vào phía trong ống tai. Trong một số trường hợp, nút ráy tai làm giảm rõ rệt khả năng nghe bên tai bệnh. Nút ráy tai khi cứng lại làm tắc nghẽn ống tai có thể gây cảm giác tê ở tai. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như: 

  • Nghe kém 
  • Ù tai 
  • Đau tai 
  • Ngứa tai 

Bạn cần đến khám bác sĩ tai mũi họng để được lấy bỏ nút ráy tai một cách an toàn nhất. Nếu bạn từng bị nút ráy tai một lần thì không có gì đảm bảo là nó sẽ không tái phát. Nếu cơ thể bạn vốn đã sản xuất ra nhiều ráy tai thì có thể bạn sẽ còn gặp lại tình trạng này vài lần trong đời. Tắc nghẽn do ráy tai thường chỉ là tạm thời. Cảm giác tê ở tai có thể biến mất nếu kiểm soát tốt được tình trạng này. 

1.4 Viêm ống tai ngoài 

Khi nước bị kẹt trong tai, nó có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hay nấm sinh sôi phát triển. Tình trạng viêm tai ngoài này hay gặp ở người hay bơi lội, đặc biệt nếu môi trường bị nhiễm bẩn. Gãi quá nhiều, sử dụng tai nghe hoặc ngoáy tai cũng có thể làm tổn thương da ống tai. Da ống tai rất mỏng manh nên rất nhạy cảm với viêm nhiễm. Triệu chứng viêm tai ngoài bao gồm cảm giác tê ở tai và: 

  • Nghe kém
  • Đau tai
  • Sưng đỏ tai 
  • Ù tai  

Viêm tai ngoài có thể tự hết mà không cần điều trị nếu giữ tai khô sạch. Đôi khi bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nếu tình trạng diễn tiến kéo dài. Thuốc nhỏ tai thường được sử dụng vài lần trong ngày trong vòng 7-10 ngày. 

1.5 Vật lạ trong tai 

Nếu bạn có vật lạ trong tai – như bông ngoáy tai, trang sức hay côn trùng – bạn có thể có cảm giác tê ở tai đi kèm với các triệu chứng: 

  • Nghe kém 
  • Đau tai
  • Nhiễm trùng 

1.6 Đột quỵ  

Nếu xuất hiện cơn đột quỵ, thì tai cũng có thể có cảm giác tê. Những dấu hiệu khác của đột quỵ cần lưu ý bao gồm: 

  • Khó nói 
  • Méo miệng 
  • Yếu liệt tay chân 

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu. Nó có thể gây tổn thương não nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Nếu cảm giác tê ở tai đi kèm với các dấu hiệu trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. 

1.7 Tiểu đường  

Người bị tiểu đường mà không điều trị đầy đủ có thể diễn tiến đến các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh truyền tín hiệu từ các bộ phận cơ thể đến não và tủy sống. Bệnh lý này có thể gây cảm giác tê ở tay chân và vùng mặt, bao gồm cả tai.  

2. Chẩn đoán nguyên nhân cảm giác tê ở tai

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ cần biết các triệu chứng khác ngoài cảm giác tê ở tai. Ví dụ, bác sĩ sẽ hỏi bạn có những triệu chứng sau hay không: 

  • Chảy dịch mủ ra từ tai 
  • Nghẹt mũi hay chảy nước mũi 
  • Cảm giác ùi tai 
  • Cảm giác châm chích, tê bì ở các bộ phận khác trên cơ thể 
  • Tê mặt 
  • Chóng mặt 
  • Nôn ói
  • Giảm thị lực   

Cảm giác tê hay châm chích ở tai là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi khai bệnh với bác sĩ, hảy đảm bảo là bạn liệt kê đầy đủ các triệu chứng mà bạn mắc phải. Đôi khi bạn nghĩ chúng không liên quan trực tiếp đến cảm giác tê ở tai nhưng có thể chúng sẽ có hữu ích với bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.healthline.com/health/ear-numbness

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người