Cần chuẩn bị gì trước khi khám bệnh mạch vành?
Nội dung bài viết
Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để thăm khám về Bệnh mạch vành bạn có biết bản thân nên chuẩn bị gì chưa? YouMed sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp cho buổi khám của bạn với bác sĩ diễn ra thật suôn sẻ và hiệu quả thông qua một số bí kíp dưới đây
Trước buổi khám bạn cần chuẩn bị gì?
Bệnh mạch vành giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy bạn có thể không biết rằng bản thân đang có nguy cơ bệnh này cho đến khi đi khám tổng quát ghi nhận mỡ máu cao hay cao huyết áp. Vì vậy, việc tầm soát thường xuyên rất quan trọng.
Nếu bạn có triệu chứng hay có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, bạn nên đến khám bác sĩ gia đình hay bác sĩ đa khoa của bạn. Nếu cần thiết, bạn sẽ được chuyển đến khám một bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Sau đây là một số thông tin giúp bạn chuẩn bị cho buổi hẹn khám và một số vấn đề có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn.
Những điều bạn cần làm
- Những điều cần chú ý trước buổi khám: như nhịn ăn trước khi gặp bác sĩ vì có một số xét nghiệm cần bạn phải nhịn đói trước khi làm xét nghiệm.
- Ghi lại những triệu chứng mà bạn đang mắc phải, bao gồm cả những thứ có vẻ không liên quan đến bệnh mạch vành.
- Ghi lại những thông tin cá nhân quan trọng, như bạn đã từng được chẩn đoán bệnh gì, thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đang dùng, tiền căn bệnh lí tim mạch trong gia đình bạn.
- Cân nhắc nhở một người thân hay người bạn đi cùng bạn khi gặp bác sĩ để ghi nhớ những lời dặn dò của bác sĩ.
- Ghi lại những câu hỏi bạn dự định sẽ hỏi bác sĩ.
Chuẩn bị một danh sách câu hỏi bạn nên hỏi bác sĩ bao gồm:
- Nguyên nhân gì gây nên những khó chịu tôi đang gặp phải?
- Tôi nên làm những xét nghiệm nào?
- Tôi có cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa không?
- Tôi có cần hạn chế dùng gì trước buổi hẹn tiếp không?
- Có những triệu chứng hay dấu hiệu cấp cứu nào tôi cần lưu ý không?
Bạn có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch một số câu sau:
- Tôi bị bệnh gì?
- Tôi có nguy cơ mắc biến chứng gì?
- Tôi nên điều trị như thế nào?
- Thuốc bác sĩ cho có tác dụng phụ gì không?
- Tôi có cần phải phẫu thuật không? Tại sao cần hoặc tại sao không?
- Tôi cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như thế nào?
- Tôi cần hạn chế dùng gì không?
- Bao lâu thì tôi sẽ đi tái khám?
- Tôi có các vấn đề sức khỏe khác, liệu rằng tôi sẽ kiểm soát tốt chúng cùng lúc chứ?
Đừng ngần ngại đặt thêm câu hỏi về tình trạng bệnh của bạn nhé.
>> Xem thêm: Chụp mạch vành có nguy hiểm không?
Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn
- Triệu chứng của bạn là gì?
- Những triệu chứng đó xảy ra từ khi nào?
- Triệu chứng của bạn có nặng dần không?
- Bạn có thấy đau ngực hay khó thở không?
- Việc tập luyện thể thao hay hoạt đông quá sức có làm nặng hơn triệu chứng bệnh của bạn không?
- Gia đình bạn có ai bị bệnh tim mạch không?
- Bạn có mắc bệnh nào khác không?
- Bạn có đang dùng loại thuốc nào không?
- Bạn có đang xạ trị không?
- Cường độ luyện tập một tuần của bạn khoảng bao nhiêu?
- Chế độ ăn thường ngày của bạn gồm những gì?
- Bạn có hút thuốc là không? Bao nhiêu gói/ ngày? Nếu đã bỏ thuốc lá thì bạn bỏ bao lâu rồi?
- Bạn có hay uống rượu bia không? Uống bao nhiêu?
Trong thời gian chờ đợi, điều bạn nên làm là
Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống của bạn, ngừng hút thuốc lá, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và luyện tập thể dục đều đặn. Đó là những phương pháp căn bản để bạn chống lại bệnh mạch vành và các biến chứng của nó, bao gồm cả đột quị và nhồi máu cơ tim.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp cho bệnh nhân Bệnh mạch vành có được một buổi hẹn khám hiệu quả hơn. Hy vọng với sự giúp đỡ của YouMed, bệnh nhân sẽ thấy yên tâm và hài lòng trước khi đến khám.
Nguồn: Mayoclinic.org – Biên dịch: Võ Thị Trúc Ly
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Coronary artery diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/diagnosis-treatment/drc-20350619
Ngày tham khảo: 09/04/2020