YouMed

Cần chuẩn bị gì trước khi khám bệnh Rối loạn hoảng sợ

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Nếu có các dấu hiệu hay triệu chứng nghi do Rối loạn hoảng sợ, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần. YouMed sẽ chia sẻ một số thông tin hấp dẫn giúp cho cuộc gặp gỡ giữa bạn và bác sĩ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả thông qua một số bí kíp dưới đây.

Những điều bạn cần chuẩn bị cho buổi khám bệnh

Hãy lập danh sách những thứ sau đây trước buổi khám bệnh:

  • Viết ra các triệu chứng của bạn, thời gian xuất hiện lần đầu và tần suất xuất hiện.
  • Liệt kê tiền sử chấn thương trước đây và những căng thẳng, áp lực trước khi bạn xuất hiện cơn hoảng loạn đầu tiên.
  • Miêu tả tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
  • Liệt kê tất cả các thuốc, vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng kèm với liều lượng mỗi loại.
  • Viết ra các câu hỏi dành cho bác sĩ.
  • Ngoài ra, bạn nên nhờ một người thân hay bạn bè đi cùng bạn đến buổi khám bệnh để giúp bạn ghi nhớ những dặn dò của bác sĩ.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ liên quan đến Rối loạn hoảng sợ

  • Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của tôi?
  • Triệu chứng này có thể do một bệnh tiềm ẩn nào đó gây ra không?
  • Tôi có cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán không?
  • Tôi cần gặp một chuyên gia về sức khỏe tâm thần không?
  • Có việc gì tôi có thể làm bây giờ để kiểm soát tình trạng hiện tại không?

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ về bệnh Rối loạn hoảng sợ 

  • Tôi có mắc bệnh Rối loạn hoảng sợ không?
  • Bác sĩ nghĩ phương án điều trị nào phù hợp nhất với tôi?
  • Nếu điều trị theo phương pháp đó thì tôi cần điều trị trong bao lâu và tái khám thường xuyên không?
  • Phương pháp điều trị có đi kèm tác dụng phụ nào không?
  • Tôi cần uống thuốc trong bao lâu?
  • Có cách nào kiểm tra và theo dõi lộ trình điều trị của tôi không?
  • Tôi có thể làm gì trong thời gian này để giảm nguy cơ tái phát các cơn hoảng loạn?
  • Tôi có thể tự mình làm để kiểm soát tình trạng hiện tại?
  • Trang web nào tôi nên xem thêm thông tin bệnh của mình?

Nên nhớ, đừng ngần ngại đặt thêm câu hỏi cho bác sĩ mỗi khi bạn thắc mắc nhé.

Những điều bác sĩ cần biết về tình trạng của bạn

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu như:

  • Bạn đang gặp phải những triệu chứng gì và chúng bắt đầu xuất hiện khi nào?
  • Các triệu chứng có xảy ra thường xuyên không và mỗi lần kéo dài khoảng bao lâu?
  • Bạn có để ý yếu tố nào khởi phát các cơn hoảng loạn hay không?
  • Bạn có biết địa điểm hay sự việc gì là nguyên nhân khởi phát cơn hoảng loạn?
  • Những triệu chứng ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ cá nhân của bạn?
  • Khoảng thời gian trước cơn hoảng loạn đầu tiên bạn có gặp phải căng thẳng hay chấn thương gì không?
  • Bạn đã bao giờ trải qua những tổn thương về thể chất hay tinh thần lần nào chưa, chẳng hạn như việc lạm dụng tình dục?
  • Bạn có thể kể về tuổi thơ của mình không, bao gồm cả mối quan hệ với bố mẹ của bạn?
  • Có người thân nàocủa bạn được chẩn đoán bệnh tâm thần không?
  • Trước đây bạn được chẩn đoán mắc bệnh gì chưa?
  • Bạn có sử dụng cà phê, rượu hay các chất kích thích không? Bạn có dùng thường xuyên không?
  • Chế độ tập luyện thể dục của bạn thế nào?

Các bác sĩ hay chuyên gia về tâm thần sẽ hỏi bạn thêm các câu hỏi khác dựa trên các triệu chứng và tình trạng hiện tại của bạn để xác định chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Chuẩn bị trước và hợp tác với bác sĩ sẽ giúp bạn tận dụng hiệu quả thời gian buổi khám bệnh.

Biên dịch: Trần Duy Hiếu

Có thể bạn quan tâm

>> Hướng dẫn đặt lịch khám các bác sĩ, phòng khám dễ dàng qua YouMed

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/panic-attacks/diagnosis-treatment/drc-20376027

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người