YouMed

Cận thị ở trẻ em: Nhận biết sớm và cách điều trị phù hợp

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Cận thị là một tật khúc xạ về mắt rất phổ biến. Độ tuổi bị cận thị càng thấp thì nguy cơ cận thị diễn biến tệ hơn càng cao. Do đó việc phát hiện con bạn có bị cận thị hay không giúp có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Cận thị ở trẻ em là gì?

Cận thị ở trẻ em là một tật khúc xạ, không phải một bệnh về mắt. Cận thị xảy ra khi mắt không bẻ cong ánh sáng đúng cách, tập trung hình ảnh ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc ở trẻ. Ở trẻ cận thị, các vật ở gần nhìn rõ nhưng các vật ở xa trông bị mờ. Cận thị là một tình trạng thường gặp và ngày càng phổ biến.

Cận thị ở trẻ em

Cận thị bẩm sinh là gì?

Cận thị bẩm sinh là cận thị do di truyền từ cha, mẹ. Nếu cha mẹ bị cận thị thì cũng có khả năng con bị cận thị. Cận thị ở trẻ em thường được phát hiện ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Trẻ bị cận thị trước 10 tuổi có nguy cơ diễn tiến tệ hơn so với số còn lại.

Trong độ tuổi dậy thì, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, tình trạng cận thị của con bạn cũng sẽ có những biến đổi mạnh.

Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị cận thị

Các dấu hiệu sớm để nhận biết cận thị ở trẻ bao gồm:

  • Thường xuyên cầm đồ vật để gần mặt.
  • Nheo mắt khi nhìn xa.
  • Cần ngồi gần đầu lớp ở trường vì các con cảm thấy khó khăn khi đọc chữ trên bảng.
  • Thường xuyên ngồi gần TV
  • Than phiền về nhức đầu hoặc mỏi mắt sau khi xem TV hoặc quan sát những vật ở xa.
  • Dụi mắt và chảy nước mắt thường xuyên

Đôi khi không có dấu hiệu để bạn phát hiện trẻ bị cận thị. Nhiều trẻ thậm chí không nhận ra rằng tầm nhìn của chúng không được cho là bị mờ và do đó không hề phàn nàn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra thị lực thường xuyên (hàng năm) cho trẻ em khi vào độ tuổi đi học.

Cách xử trí khi phát hiện trẻ bị cận thị

Thực hiện các biện pháp kiểm soát cận thị sớm nhất có thể. Các bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng một đứa trẻ bị cận thị càng sớm thì có nguy có nguy cơ cận thị diễn tiến tệ càng nhanh. Việc phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời là yếu tố quyết định đến thị lực của con bạn trong tương lai.

Các biện pháp kiểm soát cận thị ở trẻ

Những phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ dưới đây có thể tạo ra những thay đổi trong cấu trúc để giảm căng thẳng và mệt mỏi liên quan đến sự tiến triển của bệnh cận thị.

Kính áp tròng đa tiêu cự

Kính áp tròng “đa tiêu cự” này có các vùng tiêu cự khác nhau. Trung tâm của thấu kính, hay còn gọi là “hồng tâm”, điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ, trong khi các phần bên ngoài của thấu kính “làm mất nét” hoặc làm mờ tầm nhìn ngoại vi (bên) của trẻ. Làm mờ tầm nhìn bên được cho là làm chậm sự phát triển của mắt và hạn chế cận thị.

Giống như bất kỳ loại kính áp tròng nào, có nguy cơ bị nhiễm trùng giác mạc. Tuy nhiên chỉ có một tỉ lệ ít ca gặp biến chứng nặng về thị giác. Đảm bảo con bạn có thể đeo, vệ sinh và bảo quản kính áp tròng đúng cách để tránh nhiễm trùng.

biện pháp kiểm soát cận thị ở trẻ Kính áp tròng đa tiêu cự

Kính Ortho – K

Orthokeratology là một loại kính áp tròng mà trẻ đeo qua đêm để điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ vào ban ngày. Còn được gọi là Ortho-K, thấu kính làm phẳng giác mạc của trẻ khi ngủ. Ngày hôm sau, ánh sáng đi qua giác mạc đã được định hình lại rơi chính xác vào võng mạc, làm cho hình ảnh ở xa hiển thị rõ ràng hơn.

Đeo kính Ortho-K chỉ cải thiện thị lực trong thời gian ngắn. Một trẻ ngừng đeo kính, giác mạc sẽ từ từ trở lại hình dạng bình thường và cận thị quay trở lại. Tuy nhiên, ortho-K có thể giúp giảm vĩnh viễn sự tiến triển của cận thị.

Đeo kính Ortho-K  cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Chúng cũng khó lắp hơn so với kính áp tròng thông thường và cần phải tái khám thường xuyên.

Atropine

Một số thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh rằng các thuốc chống cận thị tại chỗ có hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của cận thị ở trẻ em. Phương pháp điều trị này đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á và ngày càng được kê đơn cho trẻ em bị cận thị ở Hoa Kỳ.

Tác dụng phụ thương gặp nhất khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine là cay mắt, rát mắt, mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Nồng độ thuốc ít hơn có thể làm giảm các triệu chứng tác dụng phụ. Hiệu quả lâu dài còn chưa được biết rõ.

Kính gọng

Nguy cơ tác dụng phụ của kính gọng là thấp nhât và đây cũng là phương pháp có hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp khác.

biện pháp kiểm soát cận thị ở trẻ Kính gọng

Cận thị ở trẻ em có thể chữa khỏi không?

Hiện nay không có một phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị có thể chấm dứt hoàn toàn hoặc đảo ngược sự tiến triển của cận thị.

Về cơ bản, trẻ cận thị đeo kính gọng truyền thống hoặc kính tiếp xúp sẽ tiếp tục tăng độ cận thị khoảng 0.5 D – 1.0 D mỗi năm. Phương pháp kiểm soát cận thị có khả năng làm giảm sự tiến triển đó. Phương pháp có thể có hiệu quả thấp hơn hoặc cao hơn trên trẻ em so với người trưởng thành. Hiệu quả lâu dài hiện còn chưa được tìm hiểu rõ.

Ngăn ngừa sự tiến triển cận thị tại nhà

Một số các biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để ngăn ngừa cận thị ở trẻ tệ hơn như

  • Gia tăng các hoạt động ngoài trời: Gia tăng thời gian ở ngoài trời là một chiến lược đơn giản để giảm nguy cơ phát triển cận thị và làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị.
  • Không giữ sách hoặc các thiết bị quá gần: Đọc sách, xem tivi quá gần có thể gây ra sự gia tăng độ cận thị. Con bạn nên cầm sách hoặc thiết bị di động ở cùng khoảng cách từ đốt ngón tay đến khuỷu tay của chúng – đây được gọi là khoảng cách Harmon.
  • Không đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu: Thực hiện theo nguyên tắc 20/20/20. Cứ sau 20 phút tập trung vào một vật cách xa ít nhất 20 feet (0.6 m) trong 20 giây.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ làm cận thị tiến triển tệ hơn. Trẻ em nên ngủ từ 9-11 tiếng mỗi đêm.

Trước tình hình số lượng trẻ em bị cận thị ngày một gia tăng, việc các bậc phụ huynh chú ý đến các triệu chứng cận thị ở trẻ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.aao.org/eye-health/diseases/myopia-nearsightedness
  2. https://www.aao.org/eye-health/treatments/myopia-control-in-children
  3. https://www.mykidsvision.org/blog/what-can-i-do-to-help-my-child-who-has-become-short-sighted/

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người