YouMed

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? Tại sao?

Bác sĩ LƯƠNG SỸ BẮC
Tác giả: Bác sĩ Lương Sỹ Bắc
Chuyên khoa: Tim mạch

Thai kỳ là khoảng thời gian có nhiều nguy cơ xảy ra các thay đổi bất thường trong cơ thể. Trong đó, tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng bệnh lý thường gặp. Vậy cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu với bác sĩ Lương Sỹ Bắc qua bài viết này để có thái độ xử trí phù hợp nhé!

Bạn biết gì về tăng huyết áp khi mang thai?

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao trên mức bình thường của cơ thể. Mỗi độ tuổi có mức quy định huyết áp bình thường khác nhau. Ở người trưởng thành kể cả phụ nữ mang thai thì huyết áp cao khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Cao huyết áp khi mang thai có thể xảy ra từ khi mang thai hoặc từ trước đó. Cụ thể có thể chia thành các trường hợp sau:

Thai phụ bị tăng huyết áp mạn tính.

Đây là trường hợp thai phụ đã bị cao huyết áp trước đó và bước vào thai kỳ. Bệnh nhân có thể không hoặc đã biết tình trạng tăng huyết áp của mình. Để có thể xác định bị tăng huyết áp mạn tính thì phải tầm soát sau 6 tuần hậu sản. Lúc này tác động của thai kỳ lên cơ thể của mẹ giảm mới bộc lộ bệnh của cơ thể. Mang thai còn có thể làm tăng nặng một số bênh lý tim mạch. Do đó, trước khi có kế hoạch sinh con, nên đi khám để xác định đủ sức khỏe tốt.

trước khi có kế hoạch sinh con, nên đi khám để xác định đủ sức khỏe tốt
Trước khi có kế hoạch sinh con, nên đi khám để xác định đủ sức khỏe tốt

Tăng huyết áp thai kỳ.

Đây là tình trạng huyết áp cao xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ mà trước đó không hề mắc tăng huyết áp. Tình trạng này thường hồi phục trong vòng 6 tuần sau sinh. Cơ chế gây tăng huyết áp thai kỳ hiện tại chưa được khẳng định. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy có thể do thay đổi các hormon và sự xâm lấn bất thường của nhau thai.

Tiền sản giật.

Đây là tình trạng tăng huyết áp xảy ra trong thai kỳ kèm theo các biểu hiện nguy hiểm khác như tiểu đạm, giảm tiểu cầu… Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé. Các sản phụ cần khám thai đúng hẹn để được tầm soát và phát hiện tiền sản giật kịp thời.

Tăng huyết áp không được phân loại trước sinh.

Khái niệm này để chỉ những trường hợp huyết áp cao sau tuần 20 của thai kỳ nhưng sản phụ không biết là đã có tăng huyết áp trước đó hay chưa. Bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 6 tuần hậu sản. Nếu tình trạng huyết áp cao biến mất thì đây là tăng huyết áp thai kỳ. Ngược lại, đây là thai phụ bị tăng huyết áp mãn tính.

Câu hỏi đặt ra là cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo

Cao huyết là bệnh lý phổ biến trong thai kỳ
Cao huyết là bệnh lý phổ biến trong thai kỳ

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Bình thường, huyết áp là áp lực giúp máu đi tới các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên các hệ cơ quan. Đặc biệt có thể khiến tim và thận của mẹ bầu làm việc căng thẳng hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ. Một số biến chứng thường gặp khác là:

Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Cao huyết trong thai kỳ có thể làm giảm dòng máu dinh dưỡng nuôi bé qua nhau thai. Từ đó dẫn tới các vấn đề trong phát triển của thai nhi. Thai nhi bị chậm phát triển so với tuổi, thậm chí có thể suy thai, sẩy thai…

Tiền sản giật có thể nguy hiểm tới tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.

Tiền sản giật có thể gây các biến chứng như giảm tiểu cầu, xuất huyết bất thường… Tất cả đều có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Sinh non

Khi nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, nó dễ bị bong ra và dẫn tới sinh non. Sinh non khi em bé chưa phát triển đầy đủ trong bụng mẹ có thể dẫn tới nhiều biến chứng sau này.

Nhau bong non

Rối loạn dinh dưỡng và nội tiết trong tăng huyết áp thai kỳ ảnh hưởng tới nhau thai. Điều này làm nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung. Nhau bong non có nhiều biến chứng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Phổ biến nhất là mất máu nhiều có thể gây sốc cho mẹ bầu.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhau bong non
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhau bong non

Tăng tỉ lệ phải mổ lấy thai

Hiện nay quan niệm sinh mổ trong giới trẻ ngày càng tăng. Phải biết sinh thường đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé. Mặt khác sinh mổ để lại quá trình hậu sản nặng nè cho sản phụ. Chưa kể tăng nguy cơ gặp tình trạng xấu trong thai kỳ sau và các biến chứng của sinh mổ. Có thể gồm nhiễm trùng, tổn thương nội tạng và chảy máu trong cuộc mổ.

Cách nhận biết cao huyết áp khi mang thai?

Cách để nhận biết và can thiệp sớm nhất là đi khám thai đúng hẹn của bác sĩ. Khi bị cao huyết áp trong thai kỳ có thể biểu hiện các triệu chứng hoặc không. Một số triệu chứng cần lưu ý là:

  • Đo thấy huyết áp cao
  • Nước tiểu có bọt
  • Phù mặt, tay, chân
  • Tăng cân nhanh, đột ngột
  • Biến đổi thị giác đột ngột, nhìn mờ
  • Buồn nôn, nôn ói nhiều
  • Đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít
  • Đột ngột yếu tay chân, tê yếu mặt, khó nói
  • Chóng mặt, đau đầu thường xuyên

Tỉ lệ tăng huyết áp không triệu chứng tương đối cao. Mặt khác các triệu chứng nói trên dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Sau khi đã trả lời được câu hỏi cao huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không? Các thai phụ cần chú trọng chăm sóc và theo dõi cơ thể mình để phát hiện kịp thời.

Các triệu chứng gợi ý tăng huyết áp
Các triệu chứng gợi ý tăng huyết áp

Làm thế nào để kiểm soát huyết áp cao khi mang thai

Điều trị dùng thuốc

Ở bất cứ trường hợp nào kể trên, thai phụ đều cần dùng thuốc để ổn định huyết áp nếu có chỉ định. Thuốc huyết áp được lựa chọn để hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt nếu huyết áp quá cao cần sử dụng thuốc đường tĩnh mạch để cấp cứu. Một số thuốc viên điều trị tăng huyết áp có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó sản phụ không nên tự mua thuốc uống mà cần thăm khám bác sĩ.

Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi thói quen sống có thể góp phần vào kiểm soát huyết áp. Một số điều mẹ bầu bị cao huyết áp nên thực hiện là:

  • Áp dụng chế độ ăn hạn chế muối. Không thêm nhiều mắm, muối vào thức ăn. Hạn chế ăn đồ kho, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp. Ăn nhiều loại thức ăn, đa dạng hóa khẩu phần ăn, nhất là rau xanh.
  • Vận động thể dục nhẹ nhàng tốt cho thai phụ. Không nên vận động mạnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng cũng không nên quá tĩnh tại dễ dẫn tới béo phì, tăng cân nhanh, thai to…
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng. Mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách… Tình trạng stress dễ làm tình trạng huyết áp cao xấu thêm.
  • Không sử dụng các chất kích thích, không uống rượu bia

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bài tập thể dục cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

Cao huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi đã bị cao huyết áp nên tuân theo điều trị của bác sĩ. Các loại thuốc được dùng trong thai kỳ nên lựa chọn kỹ để an toàn cho mẹ và bé. Thay đổi lối sống lành mạnh và chăm sóc bản thân tốt hơn giúp góp phần cho điều trị.

Khám thai đúng hẹn là cách tốt nhất kiểm soát cao huyết áp thai kỳ
Khám thai đúng hẹn là cách tốt nhất kiểm soát cao huyết áp thai kỳ

Tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ rất thường gặp với nhiều cách thể hiện lâm sàng khác nhau. Cao huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào phát hiện sớm hay muộn. Chăm sóc, theo dõi bản thân kỹ để sớm phát hiện bệnh. Tuân thủ y lệnh của bác sĩ, thay đổi lối sống phù hợp góp phần vào hạn chế tăng huyết áp trong thai kì.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. High Blood Pressure During Pregnancyhttps://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

  2. High blood pressure and pregnancy: Know the factshttps://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người