Bệnh não chấn thương mãn tính (CTE): nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
Bệnh não chấn thương mãn tính (CTE) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự thoái hóa não gây ra bởi chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Bệnh chỉ được chẩn đoán khi khám nghiệm tử thi bằng cách nghiên cứu các phần của não. CTE là một rối loạn rất hiếm gặp và chưa được hiểu rõ. CTE có mối quan hệ phức tạp với chấn thương đầu như hội chứng sau chấn động não và hội chứng va chạm thứ phát xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh lý này? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn để có được những thông tin hữu ích nhất.
Triệu chứng của bệnh não chấn thương mãn tính
Không có triệu chứng cụ thể liên quan rõ ràng với CTE. Một số dấu hiệu và triệu chứng của CTE có thể xảy ra trong nhiều bệnh lý khác. Nhưng ở một số ít người được chẩn đoán CTE, các triệu chứng bao gồm:
- Suy nghĩ khó khăn (suy giảm nhận thức).
- Hành vi bốc đồng.
- Trầm cảm hoặc thờ ơ.
- Mất trí nhớ ngắn hạn.
- Khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện công việc (chức năng điều hành).
- Cảm xúc không ổn định.
- Lạm dụng chất.
- Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Các triệu chứng của CTE không xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương đầu. Nhưng các chuyên gia tin rằng triệu chứng có thể khởi phát sau nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi bị chấn thương đầu lặp đi lặp lại.
Các dấu hiệu và triệu chứng của CTE khi khám nghiệm tử thi vẫn chưa được biết đầy đủ. Không rõ CTE có thể gây ra loại triệu chứng nào hay tiến triển như thế nào.
Nguyên nhân gây bệnh
Chấn thương đầu tái diễn có khả năng là nguyên nhân gây ra CTE. Các cầu thủ khúc côn cầu và bóng đá, quân nhân ở vùng chiến là trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về CTE. Các môn thể thao khác và các yếu tố như hoạt động thể chất quá mức cũng có thể dẫn đến chấn thương đầu tái diễn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các vận động viên và những người trải qua chấn thương tái diễn đều tiến triển thành CTE. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ số mới mắc CTE không tăng ở những người bị chấn thương đầu tái diễn.
Người ta cho rằng CTE khiến các vùng của não bị teo đi. Chấn thương ở phần dẫn truyền xung điện thần kinh ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa các tế bào.
Những người bị CTE có thể có dấu hiệu của một bệnh thoái hóa thần kinh khác. Chẳng hạn như bệnh Alzheimer, Xơ cứng teo cơ một bên (ALS) – còn gọi là bệnh Lou Gehrig, bệnh Parkinson hoặc bệnh thoái hóa thùy trán trước.
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ chính của bệnh não chấn thương mãn tính (CTE) được cho là do chấn thương đầu tái diễn. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ vẫn đang được tìm hiểu.
Chẩn đoán bệnh não chấn thương mãn tính
Hiện tại không có cách nào để chẩn đoán CTE. Những người có nguy cơ cao do chấn thương đầu lặp đi lặp lại trong nhiều năm chơi thể thao hoặc trong quân sự có khả năng mắc bệnh. Chẩn đoán cần phải có bằng chứng về sự thoái hóa của nhu mô não, sự lắng động của protein tau và các protein khác trong não. Những bằng chứng này phải được nhìn thấy khi khám nghiệm tử thi.
Một số nhà nghiên cứu đang tích cực tìm kiếm một loại xét nghiệm có thể chẩn đoán người bị CTE khi họ còn sống. Còn những người khác vẫn tiếp tục nghiên cứu não của những người đã chết. Những người có thể đã bị CTE, chẳng hạn như cầu thủ bóng đá.
Các xét nghiệm tâm thần kinh, hình ảnh học sọ não như xét nghiệm MRI chuyên biệt và dấu ấn sinh học để chẩn đoán CTE đang dần có hi vọng. Đặc biệt, hình ảnh học của amyloid và protein tau sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán.
1. PET scans
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) sử dụng chất đánh dấu phóng xạ nồng độ thấp tiêm vào tĩnh mạch. Sau đó, dùng máy quét theo dõi sự di chuyển của chất đánh dấu lên não. Các nhà nghiên cứu đang tích cực phát triển các chỉ dấu của PET để phát hiện các bất thường protein tau liên quan đến bệnh thoái hóa thần kinh ở những người đang sống.
Nghiên cứu đang được thực hiện để phát triển các chất đánh dấu nhắm trúng đích và liên kết với protein tau và các protein khác trên PET. Bằng cách sử dụng các loại máy quét và theo dõi này để tìm kiếm sự lắng đọng protein tau trong não của các vận động viên đã về hưu, những người bị chấn thương đầu. PET scans đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được đưa ra thử nghiệm lâm sàng.
2. Các xét nghiệm khác
Có rất ít nghiên cứu về sử dụng huyết tương hoặc dịch não tủy trong việc chẩn đoán diễn tiến lâu dài của CTE. Một số dấu ấn sinh học sử dụng trong nghiên cứu bệnh Alzheimer có thể hữu ích cho CTE.
Vì tình trạng hai bệnh tương tự nhau. Những dấu ấn sinh học này cần phân biệt được thoái hóa não do CTE với chấn thương não ban đầu.
Điều trị bệnh não chấn thương mãn tính
CTE là một bệnh thoái hóa não tiến triển, không có cách điều trị. Cần nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị hiện tại là ngăn ngừa chấn thương đầu. Điều quan trọng là phải cập nhật các khuyến cáo mới nhất trong việc phát hiện và quản lý chấn thương não.
Bệnh não chấn thương mãn tính là một bệnh hiếm gặp và vẫn chưa được hiểu rõ. Thường gặp ở những người có chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như vận động viên, người làm trong quân đội. CTE diễn tiến nhiều năm sau những chấn thương đầu tái diễn.
Nếu bạn có các triệu chứng như chấn thương đầu, rối loạn trí nhớ, thay đổi tính tình (lo âu, trầm cảm, dễ kích động), hay có ý định tự tử, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.
Phòng ngừa
Không có phương pháp điều trị nào cho CTE. Nhưng có thể phòng ngừa CTE vì nó liên quan đến các chấn động tái diễn. Những người từng bị chấn thương có nhiều khả năng bị một chấn thương đầu khác sau này. Hiện tại, khuyến cáo phòng ngừa CTE bằng cách giảm chấn thương sọ não nhẹ. Đồng thời ngăn ngừa chấn thương thứ phát sau chấn động não.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bệnh chấn thương não mãn tính. Mong rằng với những nội dung Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn đã cung cấp, bạn sẽ có đầy đủ những kiến thức về căn bệnh này!