YouMed

Chỉ số tiểu đường thai kỳ và những điều bạn cần biết

Sinh viên NGUYỄN HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến
Chuyên khoa: Đa khoa

Tiểu đường trong thời kỳ mang thai là tình trạng nguy hiểm mà không mẹ bầu nào muốn xảy ra. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Do đó, việc hiểu biết về tình trạng cũng như bệnh lý là điều hết sức cần thiết. Đặc biết là chỉ số tiểu đường thai kỳ. Vì nó phản ảnh mức đường huyết của bạn và xác định có phải tiểu đường thai kỳ hay không. Cùng tìm hiểu chủ đề này cùng bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến trong bài viết sau.

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng hormone do nhau thai tạo ra ngăn cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Glucose tích tụ trong máu làm mức đường trong máu của thai phụ tăng cao. Khác với tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường thai kỳ không phải do thiếu insulin mà là do các hormone khác làm insulin kém hiệu quả hơn. Tình trạng này được gọi là kháng insulin. Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ biến mất sau khi sinh. Hoặc cũng có thể thai phụ sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 sau sinh.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là chỉ số mức đường huyết trong máu trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba. Nếu nồng độ đường trong máu vượt mức cho phép thì thai phụ nên được nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số mức đường huyết trong máu trong thời kỳ mang thai

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện khi thai phụ nhịn đói từ 8-12 tiếng. Trong quy trình xét nghiệm, mẹ bầu mẹ được chỉ định uống 1 ly nước đường và được lấy mẫu máu 3 lần: trước khi uống nước đường, sau khi uống nước đường 1 tiếng và 2 tiếng.

Với kết quả xét nghiệm như sau:

  • Nồng độ lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
  • Nồng độ sau khi uống nước đường 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
  • Nồng độ sau khi uống nước đường 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Thai phụ sẽ được chẩn đoán đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tuỳ theo chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống phù hợp cho cả mẹ và bé.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào?

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thường dựa vào chỉ số tiểu đường thai kỳ. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ này có ảnh hưởng như thế nào.

Đối với thai nhi

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Do đó, rất khó để gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bởi các dị tật bẩm sinh thường bắt nguồn từ trong ba tháng đầu (trước tuần thứ 13) của thai kỳ. Sự đề kháng insulin do các hormone do nhau thai sản xuất thường không xảy ra cho đến khoảng tuần thứ 24.

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa. Quan trọng là phải kiểm soát kĩ lượng đường trong máu ngay khi có chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Trẻ được sinh bởi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị mất cân bằng hóa học. Chẳng hạn như canxi, magie huyết thanh thấp. Nhưng nhìn chung, có hai vấn đề chính ảnh hưởng đến thai nhi là:

Macrosomia thai nhi

Macrosomia là thuật ngữ chỉ trẻ được sinh ra với kích thước cơ thể lớn hơn đáng kể so với mức trung bình đã được thống kê. Tất cả các chất dinh dưỡng mà thai nhi đều được truyền trực tiếp từ máu mẹ. Nếu máu của mẹ có quá nhiều glucose, tuyến tụy của thai nhi sẽ cảm nhận được lượng glucose cao và sản xuất nhiều insulin hơn.

Thai nhi sẽ chuyển đổi lượng đường dư thừa này thành chất béo. Sự kết hợp giữa lượng đường huyết cao từ người mẹ và lượng insulin cao trong thai nhi dẫn đến tích tụ nhiều chất béo. Hậu quả là làm thai nhi phát triển quá mức.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị macrosomia

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là vấn đề có thể xảy ra nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Thai phụ có chỉ số tiểu đường thai kỳ cao khiến thai nhi có lượng insulin cao trong quá trình lưu thông. Sau khi sinh, trẻ vẫn tiếp tục có mức insulin cao, nhưng trẻ đã không còn nhận đường từ mẹ nữa. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh trở nên rất thấp.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ (mức đường huyết) được theo dõi rất chặt chẽ trong quá trình chuyển dạ. Insulin có thể được cung cấp để giữ cho lượng đường trong máu của mẹ ở mức bình thường để ngăn trẻ hạ đường huyết sau sinh.

Đối với thai phụ

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ:

  • Cao huyết áp và tiền sản giật. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp; tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây huyết áp cao và các triệu chứng khác đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
  • Sinh mổ. Thai phụ có nhiều khả năng phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ khả năng phát triển thành tiểu đường type 2 cao hơn bình thường.

Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Đối tượng cần theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Các đối tượng sau cần được theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ:

  • Mang thai ở độ tuổi lớn hơn 30 tuổi.
  • Tiền sử gia đình có người tiểu đường típ 2.
  • Tiền sử bản thân đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Đứa con sinh lần gần nhất nặng hơn 4,1 kg.

Nếu mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì có thể thai phụ không nằm trong nhóm bị tiểu đường thai kỳ.

Mang thai khi ngoài 30 tuổi cần được tầm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ thường xuyên

Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên mức đường huyết. Đặc biệt là khi thai phụ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao kể trên. Máy đo đường huyết có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết thai kỳ cho mẹ bầu ngay tại nhà.

Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tùy từng cá thể mà thời điểm đo đường huyết sẽ khác nhau đôi chút. Thông thường, mẹ bầu nên thử đường huyết vào 3 thời điểm sau:

  • Đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn).
  • Đường huyết sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ.
  • Đường huyết trước khi ngủ hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy mệt; hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết.

Các mẹ bầu nên thăm khám thai kỳ thường xuyên để có thể tham vấn với bác sỹ chuyên khoa những hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là bài viết của YouMed về chỉ số tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được về bệnh tiểu đường thai kỳ; cũng như có một kế hoạch ăn uống và sinh hoạt khoa học trong thời kỳ mang thai. Khi mang thai, bạn hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên để tầm soát mức đường huyết thai kỳ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sugar Level During Pregnancy, What's Normal?https://www.newkidscenter.org/Normal-Sugar-Level-During-Pregnancy.html#:~:text=The%20average%20fasting%20glucose%20for%20pregnant%20women%20without,to%20108%20immediately%20one%20hour%20after%20consuming%20food.

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  2. Gestational Diabetes Mellitus (GDM)https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/diabetes/gestational-diabetes

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  3. What Are the Symptoms of Gestational Diabetes?https://www.webmd.com/baby/symptoms-of-gestational-diabetes

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người