YouMed

Cho con bú khi mang thai có tốt không?

bác sĩ trần thế minh
Tác giả: BS.CKI Trần Thế Minh
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Nếu bạn đang mong đợi có thêm thiên thần một lần nữa hoặc có kế hoạch mang thai nhưng lại muốn tiếp tục cho con bú, chắc hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc về vấn đề này. Việc cho con bú khi mang thai cần phải vừa đảm bảo an toàn cho cả đứa trẻ lẫn thai nhi đang phát triển. Điều này rất quan trọng. Đặc biệt là vì việc cho con bú sẽ giải phóng các hormone như oxytocin. Chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung nhẹ. Vậy nên, bạn cần cân nhắc giữa chuyện mang thai và tiếp tục cho con bú.

Cho con bú khi mang thai có tốt không?

Không bao giờ quá thận trọng khi đưa trẻ đến khám tổng quát trước khi bạn quyết định cho con bú nếu đang mang thai. Nhìn chung, cho con bú khi mang thai là an toàn. Mặc dù một lượng nhỏ các hormone của thai kỳ có thể qua sữa mẹ. Nhưng chúng không gây hại cho sức khỏe đứa trẻ đang bú sữa mẹ. Ngoài ra, hormone oxytocin được giải phóng một lượng nhỏ trong thời gian cho con bú nên không đủ để gây chuyển dạ sinh non.

Cho con bú khi mang thai là an toàn
Cho con bú khi mang thai là an toàn

Các cơn co thắt do hormone này gây ra rất nhẹ. Và hiếm khi làm tăng nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cai sữa cho trẻ:

  • Thai kỳ của bạn được coi là có nguy cơ cao hoặc bạn có nguy cơ bị sẩy thai
  • Bạn đang mang song thai hoặc nhiều hơn
  • Bạn có những cơn co thắt tử cung hoặc chảy máu âm đạo
  • Nếu bạn được khuyên tránh quan hệ tình dục khi đang mang thai

Nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn sẽ là một phần quan trọng để xác định xem liệu bạn có nên tiếp tục cho con bú khi đang mang thai hay không. Nếu nó không được khuyến khích cho tình huống của riêng cá nhân bạn, điều đó không sao cả. Bạn đã làm rất tốt vai trò của mình. Và bây giờ điều quan trọng là cơ thể bạn phải chuẩn bị cho em bé sắp chào đời cũng như chương tiếp theo của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ!

Những lưu ý về cho con bú khi đang mang thai

Ngồi hoặc nằm xuống khi cho con bú

Việc cho con bú hoặc vắt sữa cũng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Vậy nên, việc ngồi hoặc nằm ở một chỗ thư giãn khi cho con bú hoặc hút sữa sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Khi thai kì tiếp tục tiến triển, bạn có thể cần phải sáng tạo nhiều tư thế mới để thoải mái cho bạn và đứa bé trong bụng.

Xem thêm: Sữa mẹ – Khi nào không nên cho con bú

Theo dõi nguồn sữa của bạn

Nguồn cung cấp sữa của nhiều bà mẹ sẽ bắt đầu giảm khoảng sau khi sinh 4 hoặc 5 tháng. Ngoài ra, mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi. Một trong những thay đổi này có thể khiến con bạn từ chối sữa mẹ và cuối cùng là tự cai sữa. Bạn có thể tự mình bắt đầu cai sữa nếu cảm thấy núm vú bị căng quá nhiều hoặc cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Thời điểm này, điều quan trọng có thể bạn cần bắt đầu kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng khác vào bữa ăn hằng ngày của bé. Nếu trẻ biểu hiện hài lòng sau khi bú sữa mẹ và đạt các chỉ số về tăng trưởng và cân nặng, bạn không có lý do gì để lo lắng. Các chất dinh dưỡng khác mà con bạn nhận được sẽ bù đắp cho việc giảm lượng sữa mẹ tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Sau sinh 4-5 tháng, bạn có thể bắt đầu kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng khác vào bữa ăn hằng ngày của bé

Xem thêm: Cho bé bú sữa mẹ đúng cách và hiệu quả – Con nên bú đến khi nào?

Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn

Cha mẹ đều biết tất cả về việc ăn uống đầy đủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của thai nhi. Cả trong giai đoạn phát triển của thai kỳ và sau khi sinh. Đặc biệt là khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Mang thai và cho con bú đều cần rất nhiều năng lượng. Vậy nên, ngoài việc nghỉ ngơi, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ calo để tăng cường sức khỏe của chính mình. Một nguyên tắc chung là:

  • Cần thêm 500 calo nếu trẻ đang bú sữa mẹ + ăn dặm hoặc 650 calo nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Thêm 350 calo nếu bạn đang mang thai ở ba tháng giữa của thai kỳ hoặc thêm 450 calo nếu ở ba tháng cuối thai kỳ.
Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng rất quan trọng

Chăm sóc vùng ngực

Có thể bạn đã biết rằng đau núm vú có thể là một vấn đề phổ biến của nhiều mẹ cho con bú. Điều này có thể là do căng tức ngực. Đây là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Do đó, dành thời gian để chăm sóc vú là rất quan trọng.

Trong nhiều vấn đề về vú (viêm, nứt núm vú…), việc cho con bú khi mang thai vẫn có thể tiếp tục. Mặc dù bạn có thể mệt mỏi vì bận rộn với công việc. Hoặc cáu kỉnh do kiệt sức. Nhưng chính bạn đang cung cấp sự chăm sóc rất quan trọng cho trẻ sơ sinh. Hãy nỗ lực để con bạn có thể nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.

Ưu tiên cho trẻ sắp sinh ra sẽ bú mẹ trước

Nên nhớ rằng lúc này nhu cầu bú sữa mẹ của trẻ mới chào đời là quan trọng nhất. Trẻ sơ sinh cần sữa non (dòng sữa đầu tiên sau sinh) và các lợi ích bảo vệ miễn dịch hơn trẻ lớn. Để đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ sữa, hãy cho trẻ mới sinh bú sữa mẹ trước khi cho trẻ lớn bú. Việc cho trẻ bú mẹ cần được ưu tiên hàng đầu. Trẻ một tuổi hoặc trẻ mới biết đi có thể bù đắp lượng sữa mẹ giảm bằng thức ăn dặm.

Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của sữa non đối với trẻ mà các bà mẹ nên biết

Nếu bạn có thai khi đang cho con bú, điều quan trọng là phải cân nhắc nhu cầu của trẻ bú mẹ và thai nhi so với nhau. Quyết định có nên tiếp tục cho con bú hay không là điều bạn phải đưa ra sau khi đánh giá tất cả các khía cạnh. Nếu bạn phát hiện ra mình có thai khi còn đang cho con bú thì không có gì phải lo lắng cả. Chỉ cần lưu ý một số điểm quan trọng sẽ giúp đảm bảo rằng trẻ sơ sinh, thai nhi và chính bạn đều khỏe mạnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 5 Important Tips for Breastfeeding While Pregnanthttps://www.medela.us/breastfeeding/articles/5-important-tips-for-breastfeeding-while-pregnant

    Ngày tham khảo: 04/11/2020

  2. Nursing During Pregnancyhttps://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Nursing-During-Pregnancy.aspx

    Ngày tham khảo: 04/11/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người