YouMed

Có nên nặn mụn không? Bí quyết sở hữu làn da mịn màng

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Mụn là nỗi lo toan, ám ảnh đối với bất kì lứa tuổi, giới tính nào. Nhiều người chọn phương pháp nặn mụn để giải quyết ngay những nốt mụn đáng ghét ấy. Nhưng liệu đó có phải là cách giải quyết triệt để nhất. Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo và Youmed tìm hiểu có nên nặn mụn hay không? Bật mí bí quyết sở hữu làn da mịn màng trong bài viết dưới đây của Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Thảo nhé.

Nguyên nhân gây mụn

Mụn xuất hiện khi các lỗ chân lông trên da của bạn bị bít tắc. Điều này xảy ra khi:

  • Quá nhiều dầu được tạo ra từ các nang lông.
  • Tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông.
  • Vi khuẩn.
  • Viêm.

Một số yếu tố góp phần gây ra hay làm trầm trọng hơn tình trạng mụn:

  • Thay đổi nội tiết tố. Nội tiết tố tăng lên ở trẻ trong độ tuổi dậy thì làm cho các tuyến bã nhờn mở rộng và tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ, cũng có thể dẫn đến nổi mụn.
  • Một số loại thuốc. Ví dụ các loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
  • Chế độ ăn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ một số loại thực phẩm – bao gồm thực phẩm giàu carbohydrate, như bánh mì, khoai tây chiên – có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
  • Căng thẳng. Căng thẳng không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đã bị mụn, căng thẳng làm tình trạng mụn tồi tệ hơn.1

Xem thêm: 11 dấu hiệu stress phổ biến và dễ nhận biết

Nổi mụn tuổi dậy thì

Các loại mụn thường gặp

Mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do dầu, mủ hoặc bã nhờn và một vùng da bị sưng tấy, viêm nhiễm. Sau đây là 3 loại mụn phổ biến nhất:

  • Mụn đầu đen hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và tế bào chết. Khi tiếp xúc với không khí, dầu và các tế bào che phủ lỗ chân lông chuyển sang màu đen, khiến mụn đầu đen có màu đen đặc trưng.
  • Mụn đầu trắng tương tự như mụn đầu đen, nhưng chúng được bao phủ bởi làn da của bạn. Bạn có thể thấy một mảng da bao phủ đầu trắng, cứng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  • Mụn mủ là những vết mụn sâu hơn, khó nặn hơn. Viêm và có màu đỏ là đặc trưng của loại mụn này. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác.2

Có nên nặn mụn không?

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và các loại mụn thường gặp, chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi có nên nặn mụn không? Nguyên tắc là không nên nặn mụn vì việc này không giải quyết dứt điểm được nguồn gốc của tình trạng mụn. Nặn mụn chỉ giúp loại bỏ nhân mụn chứ không có vai trò điều hoà hay tác động vào cơ chế bệnh sinh của mụn.

Có nên nặn mụn tại nhà?

Đối với mụn không viêm

Theo Hướng dẫn điều trị mụn hiện hành của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản, nặn mụn theo đúng chuẩn y khoa được xem là giải pháp lựa chọn cho các loại mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng). Các loại mụn này nằm sát bề mặt da nên thường không cần phải can thiệp nhiều để loại bỏ nhân mụn.3

Đối với mụn viêm

Mụn viêm là những vết mụn sâu hơn, khó nặn hơn. Mụn viêm có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác. Nặn mụn viêm (mụn bọc, mụn nang) có chứa mủ do bị nhiễm trùng có thể gây lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông khác, tạo điều kiện cho mụn lan rộng hơn ra vùng da xung quanh và dễ gây ra sẹo.4

Có thể cân nhắc nặn mụn viêm nếu đảm bảo những điều sau:

  • Dụng cụ nặn mụn phải được vệ sinh sạch sẽ
  • Lấy hết nhân mụn
  • Kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc trị mụn
  • Nên chọn cơ sở nặn mụn uy tín

Cách chăm sóc da để phòng tránh mụn

Vệ sinh da mặt đúng cách

Để giúp ngăn ngừa mụn, bạn phải loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và mồ hôi hằng ngày. Tuy nhiên, rửa mặt quá nhiều lần trong ngày có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Nên sử dụng chất tẩy rửa không chứa sulfat, không hương liệu và đủ dịu nhẹ, sử dụng hai lần mỗi ngày, thay vì sử dụng sữa rửa mặt có hạt tẩy tế bào chết vật lý hoặc sữa rửa mặt tạo bọt.5

Giữ cho những vật dụng hay tiếp xúc với da luôn sạch sẽ. Vệ sinh chăn ga gối nệm, gội đầu thường xuyên.

Hạn chế chạm tay vào mặt. Cố gắng rửa tay thường xuyên để nếu bạn chạm vào mặt, tay của bạn đã được sạch sẽ.

Chăm sóc da sau nặn mụn

Dùng các sản phẩm thuốc trị mụn

Phương pháp điều trị mụn bằng thuốc có thể giúp chữa lành mụn hay ngăn ngừa chúng ngay từ đầu. Tuy nhiên những loại thuốc này đôi khi gây mẩn đỏ, kích ứng và khô da nếu lạm dụng quá nhiều. Vì vậy bạn phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Dưới đây là những thành phần phổ biến mà bạn sẽ tìm thấy trong các loại thuốc điều trị mụn:

Benzoyl peroxide.

Benzoyl peroxide hoạt động tốt nhất trên mụn viêm – như mụn nang và mụn đỏ – vì nó tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.5

Vì benzoyl peroxide là một thành phần mạnh, nên ban đầu nó có thể khiến da bạn mẩn đỏ và kích ứng. Bạn có thể bắt đầu sử dụng các sản phẩm này mỗi ngày một lần, sau đó dần dần lên đến hai lần mỗi ngày.

Axit salicylic

Thành phần này rất lý tưởng cho mụn đầu đen và mụn đầu trắng vì nó có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm viêm.5

Xem thêm: Thuốc trị viêm da axit salicylic có tốt không? Lưu ý khi dùng

Lưu huỳnh

Lưu huỳnh là một thành phần tự nhiên thường nhẹ nhàng hơn hai thành phần được đề cập ở trên. Nó có thể làm khô các tế bào da chết để thông thoáng lỗ chân lông và hấp thụ bã nhờn dư thừa.5

Retinoids

Phổ biến là RetinolTretinoin. Một vài năm gần đây, Retinols được biết đến với rất nhiều công dụng vượt trội và được ví như “Thần Dược” của phái đẹp. Riêng về trị mụn, Retinoids thông qua cơ chế làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm hiện tượng sưng viêm, giúp đẩy nhân mụn nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, chúng còn làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, nhờ vậy mà lỗ chân lông cũng được thu nhỏ hơn. Song song đó, chúng còn kích thích tăng sinh Collagen và Elastin, góp phần hạn chế sẹo xấu sau mụn.6

Do đó, nếu bạn không chắc thuốc trị mụn nào là tốt nhất cho làn da của mình hoặc mục tiêu da cụ thể của bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có ý kiến ​​chuyên môn cho làn da của mình.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng một phần đến tình trạng mụn. Thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, rượu và đường tinh luyện là thủ phạm phổ biến gây ra các vấn đề về da. Giảm những thực phẩm này có thể giúp giảm bớt mụn.

Khi mất nước, cơ thể báo hiệu các tuyến dầu của da sản xuất nhiều dầu hơn. Mất nước cũng làm cho làn da xỉn màu và thúc đẩy quá trình viêm và mẩn đỏ. Để giữ cho cơ thể luôn đủ nước, hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều hơn sau khi tập thể dục, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc bạn ở trong môi trường nóng ẩm.7

Qua bài viết trên Youmed đã giải đáp cho bạn vấn đề “Có nên nặn mụn hay không?”. Hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ thêm về mụn cũng như biết được cách chăm sóc da đúng cách. Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước không của riêng ai. Do đó bạn hãy ăn uống khoa học, vệ sinh da sạch sẽ và hạn chế tối đa việc nặn mụn nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Acnehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/symptoms-causes/syc-20368047

    Ngày tham khảo: 02/01/2022

  2. Popping a Pimple: Should You or Shouldn’t You?https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/should-you-pop-a-pimple#types-of-pimples

    Ngày tham khảo: 02/01/2022

  3. Có nên nặn mụn không? Các hướng dẫn điều trị da liễu nói gì về nặn mụn?

    https://suckhoedoisong.vn/co-nen-nan-mun-khong-cac-huong-dan-dieu-tri-da-lieu-noi-gi-ve-nan-mun-169185595.htm

    Ngày tham khảo: 02/01/2022

  4. Pimple popping: Should you do it?https://www.medicalnewstoday.com/articles/pimple-popping#seeing-a-dermatologist

    Ngày tham khảo: 02/01/2022

  5. How to Prevent Acne: 14 Tips to Manage Pimpleshttps://www.healthline.com/health/acne/how-to-prevent-pimples#3

    Ngày tham khảo: 26/01/2022

  6. Retinoid therapy for acne. A comparative reviewhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15675886/

    Ngày tham khảo: 17/02/2022

  7. How to Prevent Acne: 14 Tips to Manage Pimpleshttps://www.healthline.com/health/acne/how-to-prevent-pimples#14

    Ngày tham khảo: 02/01/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người