YouMed

Tiêm vắc xin phòng thương hàn cho trẻ

Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thương hàn là một căn bệnh cấp tính nguy hiểm, có mức độ lây nhiễm cao và có thể bùng phát thành dịch. Đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ dàng nhiễm bệnh. Vậy có nên tiêm mũi thương hàn cho bé không? Những điều cần biết và lưu ý về loại vắc xin này là gì? Cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn hay còn gọi là sốt thương hàn là căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra.

Biểu hiện của bệnh này bao gồm:

  • Sốt cao, mệt mỏi, yếu người
  • Đau dạ dày, đau đầu, chán ăn và đôi khi nổi mẩn
  • Nếu không được điều trị, số lượng người chết sẽ lên đến 30%.

Bệnh này thường bắt nguồn từ những thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và thường xảy ra mùa hè, sau mùa mưa lũ không đảm bảo vệ sinh.

Bệnh thương hàn có thể truyền từ người bệnh sang những người khác. Vậy có nên tiêm mũi thương hàn cho bé?

Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn

Vắc xin bệnh thương hàn là gì?

Vắc xin bệnh thương hàn giúp phòng ngừa bệnh gồm 2 loại vắc xin:

  • Vắc xin bất hoạt (chết) dùng qua đường tiêm
  • Vắc xin giảm độc lực (bị làm yếu) dùng qua đường uống (đường miệng).

Có nên tiêm mũi thương hàn cho bé?

Theo thông kê số liệu ước tính mỗi năm có 21 triệu người mắc bệnh và 200 nghìn người tử vong do thương hàn trên toàn thế giới. Nên việc tiêm vắc xin này là điều cần thiết đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên cần lưu ý đối với trẻ em dưới 2 tuổi không được tiêm vắc xin này

Các loại vắc xin dùng để phòng bệnh thương hàn

Hiện nay, tại Việt Nam có loại vắc xin thương hàn được sử dụng rộng rãi là:

Vắc xin phòng thương hàn TYPHIM Vi

là vắc xin của Sanofi Pasteur là vắc xin bất hoạt dùng qua đường tiêm, chống chỉ định của vắc xin này bao gồm:

  • Quá mẫn với bất kì thành phần nào của vắc xin
  • Không tiêm bắp cho bệnh nhân rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
Vắc-xin Typhim VI 0.5ml
Vắc-xin Typhim VI 0.5ml

Vắc xin phòng thương hàn Typhoid Vi

Là vắc xin được sản xuất tại Việt Nam – Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC). Một số chống chị đỉnh của vắc xin này là:

  • Quá mẫn với bất kì thành phần nào vắc xin
  • Phụ nữ đang mang thai, trong trường hợp phải tiêm cần hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính thì nên hoãn tiêm vắc xin

    TYPHOID VI 0.5ml
    TYPHOID VI 0.5ml

Giá tiêm của vắc xin thương hàn

Theo VNVC,  giá vắc xin thương hàn là:

  • TYPHIM VI (Pháp) giá 281.000 đồng/ mũi
  • Typhoid Vi (Việt Nam) giá 145.000 đồng/ mũi

Các đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin

Những đối tượng được khuyến nghị để tiêm phòng:

  • Khách du lịch đến các nơi khác trên thế giớ mà tại đó bệnh thương hàn là bệnh thường gặp
  • Những người sống trong môi trường tập thể, tiếp xúc trẻ nhỏ
  • Những người hay đi du lịch
  • Người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Những người tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh (nhân viên làm phòng thí nghiệm làm việc với vi khuẩn này)

Liều tiêm, lịch tiêm vắc xin thương hàn

Vắc xin thương hàn TYPHYM VI và Typhoid Vi chỉ áp dụng cho từ 2 tuổi trở lên và người lớn.

Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp

Sau khi tiêm 3 tuần, vắc xin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh. Trung bình nên nhắc lại sau mỗi 3 năm nếu có nguy cơ mắc bệnh.

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin thương hàn

Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thương hàn:

  • Phản ứng tại chỗ: sưng, đau, đỏ tại vết tiêm
  • Phản ứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và đau bụng
  • Một số trường hợp hiếm gặp như phát ban, quá mẫn, nặng hơn có thể bị áp xe chỗ tiêm
  • Có thể xảy ra phản ứng sốc phản vệ do cơ địa, liều dùng, thuốc nên cần lưu ý quan sát sau khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng vắc xin thương hàn

  • Không được tiêm vắc xin thương hàn cho trẻ dưới 2 tuổi và sức đề kháng kém
  • Không được tiêm vào lòng mạch máu, bắt buộc tiêm bắp hoặc qua đường đưới da ở người bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay rối loạn chảy máu
  • Vắc xin Typhim chỉ phòng được bệnh sốt thương hàn do Salmonella typhi và không phòng được bệnh thương hàn do Samonella paratyphi tuýp A và B gây ra.
  • Mặc dù đã tiêm phòng nhưng vẫn cần lưu ý các phương pháp phòng bệnh để tránh bị lây nhiễm
  • Luôn phải chuẩn bị sẵn phác đồ chống sốc phản vệ khi tiêm phòng vắc xin mặc dù hiếm gặp
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: không có chống chỉ định nhưng việc sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ
  • Khả năng miễn dịch của Typhim sẽ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý suy giảm/ ức chế miễn dịch.
  • Cần quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm phòng cho trẻ.

Bài viết là câu trả lời cho thắc mắc “có nên tiêm mũi thương hàn cho bé?” của bố mẹ. Hi vọng sau khi đọc bài viết bố mẹ đã có được những thông tin cần thiết về loại vắc xin thương hàn cho con. Hãy luôn tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé và liên hệ ngay co bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/typhoid.html
  2. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-11251/typhim-vi-intramuscular/details
  3. https://vnvc.vn/vac-xin-phong-thuong-han-cho-tre/

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người